bà mật sai con rể là Nguyễn Đức Tuấn cùng sư già thân tín bí mật đến các
xã Định Môn, Kim Ngọc, Cư Chánh, ngầm dặn người dân (sở tại) theo dõi
tùy nghi tìm cách bảo hộ lấy hài cốt. Cho nên người xã Cư Chánh là
Nguyễn Ngọc Huyên, lén lấy được hài cốt Cơ thánh đem giấu một nơi sạ
Năm Tân Hợi (1791) bà ngầm sai người thân tín, tên là Thiện, đáp thuyền
buôn vào Gia Định, đem việc ấy tâu lên. Lại đem tình hình giặc động tĩnh
ra sao, binh lương nhiều, ít thế nào, tâu bày từng việc một … Lại sao chép
và tiến lên bài Hoài Nam khúc do Hoàng Quang, người xã Thai Dương đã
soạn để trình bày cho biết lòng dân nhớ mong.
Được thư của bà viết, Thế Tổ Cao Hoàng Đế rất vui lòng. Bấy giờ vua sai
người đi lại trinh thám tình hình giặc đều bí mật cư trú ở nhà bà. Bà lại lấy
tiền của giao cho Nguyễn Đức Tuấn đi chiêu dụ những lương dân trung
nghĩa và bè đảng ngụy khuyên họ quy thuận. Vua cũng sai người đưa mật
dụ và giấy đóng dấu để trống giao cho bà tùy nghi viết chỉ sai, chỉ truyền để
cấp cho người làm việc. Sau, việc bị lộ, Ngụy Đô đốc Dật đem quân đến
vây nhà. May sao những người được mật sai bấy giờ không ở đó. Giặc tìm
mãi, không bắt được ai bèn cướp của cải mà đi. Năm Đinh Tỵ (1797) Binh
bộ giặc là Nguyễn Đại Phác, đến trấn thành Quy Nhơn. Đức Tuấn có quen
Phác, biết Phác ngầm có ý quy phục. Đến lúc Phác đi, bà sai Đức Tuấn đi
tiễn, dọc đường, đọc câu "Thời hồ ! thời
hổ, bất tái lai" (Thời cơ ! Thời cơ ! Nếu bỏ qua thì nó không trở lại nữa)
của Khoái Triệt, Phác gật đầu đi. Ngụy Đô đốc Lê Chất, là tướng giỏi của
giặc. Lúc có việc bè đảng, Chất giả chết, rồi ngầm về ẩn náu ở núi Trà
Bồng, phủ Quy Nhơn. Bà được tin, bèn sai người thân tín tên là Hậu, đi dụ
Chất về hàng. Bà lại cho do thám biết giặc đem hết quân đi Quy Nhơn, còn
đô thành thì trống rỗng, bèn vẽ hình thế đồn sở cửa biển Tư Hiền và Thuận
An, mật sai bọn Phạm Hữu Tâm và Nguyễn Khả Bằng đi đường miền
thượng đến hành tại (chỗ ở của vua chúa trong khi đi đường) đem việc tâu
lên. Năm Kỷ Mùi (1799) mùa hạ, Đoàn Văn Cát sai chị của Phác là Thị
Huấn mang sắc chỉ vào thành (Quy Nhơn) dụ hàng. Phác được sắc chỉ, lập
tức cùng Tổng quản Lê Văn Thanh đem thành Quy Nhơn ra hàng.