lên, quân ta từ trên núi ném đá xuống, giặc chết rất nhiều. Bùi Thị Xuân
cưỡi voi xua quân cố chết đánh từ sáng đến trưa, chưa chịu lui, gặp thủy
quân của Trương nhân gió Đông Bắc, xông đến đánh thuyền giặc ở ngoài
biển, phá tan được, cướp được hơn 20 chiếc thuyền. Bộ binh của giặc nghe
thấy thủy binh thua, mới sợ, tan vỡ, Quang Toản chạy ra Bắc Thành.
Vua cả thắng trở về, sai Trương giữ Động Hải, rồi sai Tống Phúc Lương,
Đặng Trần Thường giữ Linh Giang; Hoàng Văn Điểm giữ cửa Giồn. Vua
sắp đem cả quân ra đánh ngoài bắc, sai Trương sắm sửa thuyền bè và sửa
sang binh khí, để đợi.
Mùa hạ năm ấy, đặt niên hiệu là Gia Long nguyên niên. Vua tiến quân đi
đánh, Trương điều khiển thủy binh đi trước, đến cửa Giồn đánh phá thủy
đồn của giặc, Đô đốc giặc là Nguyễn Văn Ngũ, Nguyễn Văn Lục chạy trốn.
Trương lại tiến quân đánh được doanh Hà Trung, thừa thắng vào cửa biển
Hội Thống đánh Đổng lý giặc là Nguyễn Văn Thận; Thận thua chạy, ta bắt
được thuyền bè, súng ống, khí giới, lương thực rất nhiều, tiến thẳng đến
trấn Sơn Nam Hạ, ngụy Thống binh của giặc biển là Dương Thất Nguyên,
Ngô Tam Đồng lên bộ chống đánh, Trương chỉ huy quân đánh phá, bắt
được bọn ấy, Thiếu úy giặc là bọn Nguyễn Văn Thọ dâng thành xin hàng.
Trương đóng trấn ở đ
Tháng 6, vua đến thành Thăng Long, bắt được Nguyễn Quang Toản, Tây
tặc dẹp yên được hết. Tháng 8, Trương cùng bọn Nguyễn Đức Xuyên chia
đi tuyển binh 5 trấn, phân 7 lấy 1 bổ vào 5 quân, mỗi trấn 10 cơ. Tháng 9,
vua về kinh sư, Trương cùng bọn Lê Văn Duyệt, Lê Chất đem quân theo
hầu.
Năm thứ 2, (1803), Trương dâng sớ xin cáo lão về hưu, vua xuống chiếu
không y cho. Mùa thu năm ấy, có việc bang giao, vua đi tuần ngoài Bắc,
Trương cùng bọn Nguyễn Đức Xuyên, Lê Chất đem quân theo hầu. Vua
đến Thanh Hoa, quân Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành báo có hơn 100
chiếc thuyền của giặc biển Tề Ngôi vào sông Bạch Đằng cướp bóc. Vua sai