Gia Long năm thứ 6, định công theo sang Vọng Các, Hựu được liệt vào bậc
nhất, cấp cho phu coi mộ. Năm thứ 9, được liệt vào thờ ở miếu Trung hưng
công thần. Sau được gia tặng Đặc tiến Tráng vũ Tướng quân, Hữu Trụ quốc
Chưởng doanh, cho tên thụy là Uy Dũng.
Minh Mạng năm thứ 5, cho thờ phụ ở Thế miếu. Năm thứ 12, truy tặng Tá
vận Công thần, Tráng vũ Tướng quân, Tiền phong doanh đô thống, Thiếu
phó, đổi tên thụy là Tương Liệt; phong Phụ Dực hầu.
Con là Trung, Thọ; Trung được ấm thụ Kỵ đô úy, không có con. Minh
Mạng năm thứ 3, tập ấm Phi kỵ úy, làm quan đến Phó vệ úy vệ Gia vũ. Con
của Thọ là Cương được ấm thụ ân kỵ úy; Minh Mạng năm thứ 17, tập
phong Phụ Dực tử.
Hậu quân Khâm sai Tổng nhung Cai cơ là Hồ Văn Nhuệ, Đốc chiến Cai cơ
Phạm Văn An, Khâm sai Cai cơ Tống Phúc Trung, Nguyễn Văn Minh, Ngô
Văn Đằng, Nguyễn Văn Vạn, Nguyễn Văn Trâm, Trần Văn Phúc, Nguyễn
Văn Chiểu đều không biết người xứ sở nào, trận đánh ở Ba Thắc, đều chết
trận cả, đều được tặng Chưởng cơ, đều được thờ ở 2 miếu Trung tiết, Hiển t
Tống Phúc Đạm
Người huyện Hương Trà phủ Thừa Thiên là dòng dõi công thần Tống Phúc
Đào. Đạm tính trầm tĩnh, có cơ mưu, thờ Duệ Tông Hoàng đế, làm quan
đến tham mưu.
Mùa đông năm Giáp Ngọ, quân nhà Trịnh lại xâm lấn, đã sang đò qua sông
Bái Đáp. Duệ Tông đi ra Quảng Nam, bèn trao cho Đạm làm Giám quân
trung doanh, đem quân ra cửa Bắc thành để chống giữ, quân nhà Trịnh đến
rất nhiều, quân Đạm tan vỡ, Duệ Tông đi vào Gia Định, Đông cung ở lại
trấn Quảng Nam, Đạm đi theo, rồi bị ngụy Tây bắt được, đưa về Quy
Nhơn, ở đấy lâu, Đạm cùng bọn Trần Văn Hòa mưu cùng nhau đêm đi đón
Đông cung lẻn vào Gia Định. Khi đã đến, Duệ Tông truyền ngôi cho Đông