Mùa đông năm Canh Thân, Hựu ốm chết. Sau được truy phục nguyên hàm
bộ Hình.
Con là Hữu Được, Gia Long năm thứ nhất, theo vua đi đánh miền Bắc, đến
khi việc yên, nhân tâu xin theo lệ ban ơn. Thế Tổ thương Hữu Hựu có công
với việc nước, đặc ân ấm thụ cho Du chức Cai hợ, Du bỗng chết.
Đầu năm Tự Đức con Du là Hữu Lễ mới đem sự trạng ông hắn đi theo vua,
tâu bày kêu lên, quan bộ Lễ lúc bấy giờ tra xét chưa đến, nhưng theo sau
khi Hựu chết, còn thấy chép lại châm chước nghị tâu, xin gia ân cho Ngô
Hữu Hựu truy thụ Thị lang bộ Hình, và ấm thụ cho Hữu Lễ Cửu phẩm
Bách hộ coi giữ việc thờ cúng.
Năm thứ 13 (1860), Hữu Lễ lại kêu xin dự kê vào tự điển công thần Vọng
Các, và xin đổi lại hàm ấm thụ đã được đình thần xét tâu, được chuẩn cho
theo công thần Vọng Các hạng ba, và dự hàng thờ ở miếu Trung hưng công
thần. Còn bài, biển, chuẩn cho viết những chữ "Vọng Các công thần", Hình
bộ Hựu Đức hầu, thụy Mãn Trực Ngô Hữu Hựu. Hữu Lễ,cũng chuẩn cho
theo lệ con cháu công thần hạng ba, ấm thụ Phi kỵ úy.
Nguyễn Văn Thiệm
Người huyện Phú Vinh, phủ Thừa Thiên, có phẩm hạnh trung hậu cẩn thận,
lúc đầu theo vua đi Gia Định, đến khi Tây tặc vào cướp, vua sang Vọng
Các, Thiệm lẻn về Phú Xuân.
Năm Đinh Mùi, Thiệm cùng bọn Tống Phúc Đạm, Nguyễn Đô vượt biển
đến hành tại Vọng Các bái yết vua, được hầu ở nơi màn trướng trong quân,
cùng Phúc Đạm cùng tham dự mưu bàn.
Năm Đinh Mùi, theo hầu vua về. Năm Mậu Thân, lấy lại được Gia Định,
vua trao cho Thiệm chức cai bạ doanh Phiên trấn, rồi Thiệm chết, không có
con, vua cho cháu gọi bằng chú bác của Thiệm là Tưởng làm Thuộc nội đội
trưởng coi việc thờ cúng, và cấp cho phu coi mộ.