Năm thứ 2, có việc bang giao vua đi Bắc tuần, lại cùng Quận công Phạm
Văn Nhân ở lại giữ kinh thành, sau được triệu đến hành tại Thăng Long.
Năm thứ 3, lễ bang giao xong Khiêm đi hộ giá về kinh, xây dựng miếu, xã,
cung điện, hoàng thành, Khiêm đều dự coi công việc. Mùa đông năm ấy,
Khiêm trông coi đúc 9 cỗ súng lớn.
Mùa đông năm thứ 5, Khiêm đổi bổ Đô thống chế vệ Thị trung.
Năm thứ 11, kính gặp lễ ninh lăng Hiếu Khang Hoàng hậu, Khiêm sung
làm Phù lễ sứ.
Năm thứ 13, Khiêm ốm chết, tuổi 56, được tặng Thiếu bảo quận công, cho
tên thụy là Trung Cẩn, ban cho gấm tàu và tiền, sai quan dự tế.
Minh Mạng năm đầu, được bày thờ vào miếu Trung hưng công thần, cấp
cho ruộng tự điền và cấp cho phu coi mộ.
Khiêm giữ tính trung thành, cầm cương ngựa theo hầu vua nếm trải gian
hiểm, từng coi quân cấm vệ, lấy trung hậu thật thà tự xét, nhiều người ngợi
khen. Con là Thường Tuân được ấm thụ Kiêu kỵ đô úy, lấy công chúa, làm
quan Phò mã đô úy.
Hồ Văn Lân
Người huyện Kiến Lăng, tỉnh Định Tường, lúc đầu làm quan Cai cơ.
Năm Đinh Dậu, Thế Tổ Cao Hoàng đế đem quân đi đánh ở Long Xuyên,
Lân cùng Dương Công Trừng đều đem quân hội đánh phá quân giặc ở
Long Hồ, rồi tiến quân đánh được Sài Gòn.
Năm Kỷ Hợi, Lân cùng Đỗ Thanh Nhân đánh nước Chân Lạp, bắt được
Nặc Vinh đem giết, lập con Vinh là Nặc n làm vua, để Lân ở lại bảo hộ, gặp