Năm Mậu Thân, lấy lại được Gia Định, Nhàn cùng cai đội Tống Phúc Châu
sang Xiêm báo tin thắng trận.
Năm Canh Tuất, Nhàn coi cơ Tả thủy, được thăng chánh trưởng chi chi tả
thuận. Mùa đông năm ấy, người Chân Lạp là Chiêu Chùy Biện nói với vua
nước Xiêm bảo ta sửa soạn quân đúc súng, mưu muốn tính đánh nước
Xiêm, vua nước Xiêm nghi ngờ, toan đem quân đến xâm chiếm. Vua biết
tin, sai Nhàn cùng Nguyễn Tiến Lượng mang thư sang nước Xiêm nói là
không có thể. Vua Xiêm được thư hổ thẹn, bèn bỏ việc ấy. Nhàn biện bác
giỏi, mỗi khi có hỏi thăm nước Xiêm, thường được đi sứ, người nước Xiêm
kính trọng.
Năm Nhâm Tý, giặc Đồ Bà cướp Hà Tiên, Nhàn đem quân đánh đuổi được.
Mùa xuân năm Giáp Dần, Nhàn coi doanh Hậu thủy, rồi đến Bắc Tầm Bôn
ở Nam Vang, chọn mua trận. Đến lúc về thì chết, được tặng Chưởng cơ,
được bày thờ vào 2 miếu Hiển trung và Trung hưng công thần. Nhàn không
có con.
Trí, người huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, theo Nhàn vào hầu vua ở
Vọng Các. Đến khi về, từng theo đi đánh dẹp, làm quan đến Cai cơ. Đầu
năm Gia Long, được thăng làm Thủ ngữ ở Kim Bồng; lại thăng Cai cơ vệ
Tín uy. Năm thứ 16, làm danh sách công thần Vọng Các, bỏ sót mất tên.
Minh Mạng năm thứ nhất, Trí dâng sớ trình bày công trạng, đại thần
Nguyễn Văn Nhân tâu xin giúp, chuẩn cho 1 người con được tập ấm Thừa
ân úy.
Trương Phúc Luật
Tiên tổ là người ở quý huyện, tỉnh Thanh Hoa, nhập tịch ở Gia Định. Lúc
đầu theo vua sang Vọng Các, cùng với Hoàng Tiến Cảnh đóng chiến
thuyền ở Giang Khảm.