ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 194

Gặp khi nước Triêm La (tức là Xiêm) xâm lấn nước Chân Lạp, vua nước
Chân Lạp là Nặc Chân chạy đến tỉnh An Giang. Tin báo ở biên giới đến
luôn, vua cho là việc quan hệ đến tình hình biên giới, không thể không
ngăn phòng trước được. Mật dụ cho các tướng ở quân thứ Gia Định, liệu để
lính dõng, đặt kế vây hãm giặc Khôi. Rồi chọn Văn Năng cùng bọn Trương
Minh Giảng, Nguyễn Xuân quản lĩnh binh thuyền đến ngay Chân Lạp cho
kịp công việc. Khi ấy quân Xiêm đã chiếm cứ tỉnh thành Hà Tiên và các
chỗ quan yếu lợi hại ở nước Chân Lạp. Bọn Trương Minh Giảng, Nguyễn
Xuân đem quân bộ đánh phá quân nước Xiêm ở cửa Thuận, chém đầu mục
lớn là Phi Nhã Khổ Lạc và bè lũ không kém hơn 20 thủ cấp cắt lấy tai. Văn
Năng đem thủy quân tiến đến An Giang để đánh chặn.
Sớ dâng lên, vua nói rằng: Văn Năng đánh giết lui được giặc Xiêm để phù
hợp với tên hay là "Bình Khấu". Trương Minh Giảng đốc quân tiến sát đến
đồn bảo Châu Đốc, hai bên cùng nhau đối bắn, suốt ngày chưa thể lấy được
đồn. Văn Năng tức thì mang cờ quân lệnh ra, đốc tướng ta đem binh dõng
chở thuyền đến thẳng Hà Tiên tiến đánh, lại chỉnh binh thuyền nhân thắng
lợi đến thẳng thành Nam Vang đánh giết lấy lại được thành ấy. Văn Năng bị
bệnh, đem quân sự giao cho T Minh Giảng rồi tự mang liêu thuộc chuyển
về Gia Định. Đến bến Siêu (ở trên cửa Thuận tỉnh An Giang) thì ốm chết,
hưởng thọ 72 tuổi, khi ấy là năm Minh Mạng thứ 16 (1835). Quân thứ ở
Gia Định tâu lên vua biết, vua nghỉ coi chầu 3 ngày. Dụ rằng: Văn Năng là
tướng cũ của triều trước, vẫn có công cao rõ rệt, kịp khi thờ trẫm nhiều
năm, kính hậu trung thành, vẫn giữ bổn phận không thay đổi. Bữa nọ khâm
mạng coi việc binh nhung, hăng hái địch kẻ đáng giận, thường lập công to,
nay công lớn sắp lần lượt làm xong, lại vì khó nhọc nhiều nên mắc bệnh rồi
chết, rất đáng thương tiếc. Vậy truy tặng là Thái phó, tấn phong làm Tân
Thành Quận công, cho tên thụy là Trung Dũng, gia thưởng cho gấm màu,
nhiễu màu, sa màu mỗi thứ 10 tấm, tiền 3.000 quan, chuẩn cho tướng quân
Nguyễn Văn Trọng tuyên dụ, đến tế, truyền chỉ cho từ Bình Thuận trở ra
Bắc, hộ đưa quan cữu đi đường bộ về nơi trú ngụ ở Kinh. Ngày an táng, sai
quan đến tế một đàn. Vua lại thân làm bài thơ để viếng, sai hoàng tử Thọ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.