thay chính khanh; tuy rằng dùng người chỉ cần có tài, không câu nệ gì là
thân thích, nhưng cũng nên nghiêm phòng sẵn từ trước, trẫm không lấy sự
nhất thời không ngại, mà quên để lại mưu tết muôn đời. Huống chi, viên ấy
già yếu xin nghỉ, châm chước theo lời xin, cho hợp tình lễ, tưởng không hại
gì. Chuẩn cho viên ấy lấy hàm Binh bộ Thượng thư, về Kinh dự chầu hầu,
không nên cho dự chính. Đó là trẫm xét trước, sung sau, để toàn được đại
tiết, và để làm phép cho đời sau bắt chước. Khanh nên giữ cẩn pháp độ,
cùng nước cùng vui, chớ bảo là không tội, mà bắt nghỉ việc, cũng không
phải là hiếu danh mà bỏ người cũ vậy. Khanh nên thể theo lòng trẫm, chớ
phụ lời dạy bảo.
Đến khi Đình Tân về Kinh, vào tạ vua, vua hỏi về sự thế Bắc Kỳ. Tân kể
rằng: tên giặc Minh lẩn trốn ở ngoại biên, bọn chúng còn nhiều. Đến cuối
hạ đầu thu nước sông lên to, thì quân ta khó cùng với chúng ganh nhau về
nghề thuyền lái được, nên sự thế cũng khó làm cho xong ng
Năm thứ 17, con Tân là Đình Cán cùng công tử Hồng Tập, mưu làm việc
trái phép. Đình thần nghị xử Tân biết tình hình mà dung túng ẩn giấu nên bị
kết tội trảm giam hậu. Vua chuẩn cho đổi làm tội phạt trượng đem đi đồ,
nhưng cho phép thu tiền chuộc tội, để bảo tồn con cháu công thần, phát ra
lòng liêm sỉ.
Năm thứ 19, bộ Binh tâu rằng: Đình Long (nguyên Tri huyện bị liên can
đến vụ án Hồng Tập nên bị cách chức) trước đây theo cha là Đình Tân
chiêu mộ được 500 tên thủ dũng theo đi quân thứ có công, xin cho tên ấy
miễn tội và lượng dụng. Vua chuẩn cho Đình Long được bổ làm đồng tri
hoặc lĩnh huyện. Lại dụ rằng: Đình Tân phải tội là đáng. Nhưng ta nghĩ là
bậc thế thần công lao, nay con đã được miễn tội, xét công, mà người cha lại
không xét đến thế là chưa hết đạo khen về thiện thì lâu mãi, ghét kẻ làm ác
thì ít. Nên cho khai phục chức gì? Chuẩn giao việc ấy cho đình nghị. Các
đình thần đều nói là từ trước đến nay chưa có làm qua, quyền cho hay
không xin đợi ân cách. Lại nói: Đình Tân trước làm quan có nhiều thực
trạng (năm Tự Đức thứ 8, Tân nhậm chức ở Nam Định, giặc không vào
trong hạt; trong phủ 18 huyện, không có người nào đi theo giặc. Năm thứ
15, cũng giữ được yên toàn hạt), chuẩn cho khai phục hàm Hồng Lô tự