ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 256

Cao Bằng, gặp khi chiến sự nổi lên, Phương sang Trung Quốc không thấy
trở về.

Họ Nghiêm trước chưa hiển đạt, đến 3 anh em Xuân Lượng đều có tiếng.
Em họ là Phương cũng là người chăm lo công việc. Con Thiều là Xuân
Quảng nay đỗ tiến sĩ.

Nguyễn Thanh Phong

Tự là Bá Hổười Hòa Vang thuộc Quảng Nam. Đỗ hương tiến Tự Đức năm
đầu (1848), do chân Hàn lâm viện Điển tịch bổ đi nhiều phủ huyện. Tính
giản dị, dân yêu, được ca tụng là "Phật vàng vào cõi". Triệu về làm quan
Kinh chưa được bao lâu thời lĩnh án sát sứ Quảng Bình từng trông coi việc
khơi sông, ông thường nói với người ra rằng: "Hại của công, tốn sức dân
mà e không thành công; thà làm giặc chẳng muốn đào sông". Bấy giờ hạt
Lạng Bình ở Bắc Kỳ có cáo cấp, được đổi sung Quân thứ tán tương, vua dụ
rằng: "Nguyễn Thanh Phong, người ta cho là khá, trẫm đã rõ rồi, nên phải
hết sức, hết lòng không phụ ủy thác". Thanh Phong tới quân thứ rồi ốm
chết, truy thụ Thị độc học sĩ.

Nguyễn Thông

Tự là Hy Phàn, hiệu là Kỳ Xuyên, người Tân Thịnh, Gia Định. Đỗ hương
tiến Tự Đức năm thứ 2 (1849) bắt đầu bổ Huấn đạo Phong Phú, đổi nhiều
nơi rồi về Nội các tu soạn, dự làm sách "Nhân sự kim giám". Khi xong,
thưởng thụ trước tác. Năm thứ 12 (1859) Gia Định có cáo ấp, xin đi tòng
quân. Năm thứ 14 (1861) Kinh lược đại sứ Phan Thanh Giản tiến cử về có
văn học, được thăng lĩnh Đốc học tỉnh Vĩnh Long. Gặp bấy giờ thân sĩ lục
tỉnh (Nam kỳ) dựng miếu Khổng Tử ở phía đông tỉnh thành. Ông có làm ở
cạnh một cái lầu gọi là Hoa văn lâu, để dạy học ở trong. Hồi ấy học trò bỏ
học đi tòng quân, đến lúc đó mới lại được nghe thấy tiếng đến học tập. Lâu
rồi thăng Thị giảng học sĩ lĩnh án sát sứ Khánh Hòa. Năm thứ 22 (1869),
cho rằng việ tử tiết có quan hệ đến phong giáo, tâu xin nêu khen để khích lệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.