ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 261

được thực tài tất phải khôi phục phép dạy, phép thi của cổ nhân, và liệt ra 8
mục:

1- Cẩn thận phép dạy ở trường từ các làng.

2- Kén chng lý và tá lại

3- Dựng xã thương

4- Giữ nghiêm phép dạy ở các trường phủ huyện

5- Nghị đổi lại phép thi hương

6- Mở rộng phép dạy ở các nhà quốc học.

7- Chọn thầy bạn cho các tôn sinh

8- Sửa định lại việc ban phát kinh sách.

Lại nói rằng: "Thánh nhân đời xưa lập ra pháp luật chính là cũng thấy rõ
cái sự lý đáng làm mà không làm được rồi muôn đời sau noi theo mà không
thể thay đổi. Nay nghị ra pháp luật, chỉ lo là không được tin. Bàn nghị ra
không chu đáo, thì thi hành không được tin; thi hành không được tin thời
người ta không biết đâu mà theo; thế mà muốn cho người ta phục tòng, học
tập giáo (hóa) là việc khó. Pháp tắc của tiên vương thường lâu biến đổi là vì
nghị ra được chu đáo, thi hành được tin. Pháp tắc đời sau thay đổi bất
thường là bởi nghị ra không được chu đáo, thi hành không được tin. Cho
nên, ông Chu Công đã phải suy nghĩ thâu đêm suốt sáng. Sách Đại Dịch đã
phát ra cái nghĩa tiên canh (070) cũng là lo vì cớ đó. Vả lại, thánh nhân chế
tác tất phải nhằm cơ hội. Nay bệ hạ cao minh, triều đình nhàn hạ, lúc có thể
cố gắng được, chính là cái cơ hội vững vàng, thi thố của nhân tài. Nếu phép
dạy còn chưa có định luận thời tìm tòi cái căn nguyên lập pháp, xét cùng
rồi thứ tự thi hành, sáng rõ ra cho khỏi trái, khảo cứu cho khỏi lầm, mà để
lại điển hình cho muôn đời về sau. Chứ không nên tạm nhằm vào một điều,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.