ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 290

(Phụ: Ngô Đức Bình)

Tự là Tùng Niên, người Thạch Hà, Hà Tĩnh. Lúc bé hiếu học, nhớ lâu. Đỗ
hương tiến Tự Đức năm thứ 5, qua bổ Hàn lâm viện biên tu sung Kinh diên
khởi cư chú rồi thăng thị giảng lĩnh Đốc học Bình Định.

Bấy giờ vua chú ý đến việc nho học, mùa thu năm thứ 18 (1865) lại mở chế
khoa, xuống chiếu cho trong Kinh, các tỉnh có cử những người văn học đều
mời đến thi ở dưới cửa khuyết. Vua thân ra văn sách, Văn Kiều được chọn
đứng đầu, cho đỗ Đệ nhất giáp nhã sĩ cập đệ đệ tam danh. Năm thứ 19
(1866) được bổ Án sát sứ Quảng Bình. Năm thứ 23 (1870) sung Tôn học
chưởng giáo rồi chuyển sang Thị giảng học sĩ sung Sử quán Toản tu. Năm
thứ 26 (1877), Bắc kỳ hữu sự, dân Nghệ An nhân vậy không được yên tỉnh.
Văn Kiều phụng chỉ đi hiểu dụ. Sau đó triệu về lại giữ chân Thị giảng học
sĩ toản tu ở trong Sử quán 10 năm

Người cùng huyện là Ngô Đức Bình, đỗ tam giáp đồng nhã sĩ xuất thân
cũng khoa ấy. Bắt đầu thụ chức Nội các Tu soạn, rồi qua Tri phủ 2 phủ An
Nhơn, Điện Bàn rồi thăng mãi đến Quốc tử Tế tửu, Án sát sứ Quảng Bình.

Hoàng Hữu Tài

Tự là Đạt Chi, người Phúc Thọ, Sơn Tây, con cháu Thạc quân công Phùng
Cơ đời Lê. Cha là Đồng, do chân chư sinh làm lên, được bổ Đô chỉ huy sứ.

Hữu Tài lúc bé đọc sách, lại thạo võ lược. Tự Đức năm thứ 15 (1862) trúng
Ất khoa kỳ thi hội, do chân Hàn lâm kiểm thảo đi Tri huyện Chân Ninh rồi
bổ Tri phủ Diễn Châu. Tự cho mình là con cháu nhà tướng, nên khi tại chức
thường văn luyện tập võ nghệ, sau được bổ Kinh vũ học đường phó học
chính. Gặp khi biên giới phía bắc có giặc, dâng sớ xin đi tòng quân, sung
chức Khâm phái bộ vụ. Hữu Tài chọn huyện tráng dũng, đến đâu cũng có
chiến công, giặc thường bảo nhau xa lánh. Năm 23 (1870) giặc áo hợp đảng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.