ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 89

Huy Phác là người kháng trực, cùng với bạn đồng liêu phần nhiều không
hợp, đến đâu đều có tiếng là người liêm cán. Cháu (gọi bằng ông) là Chiểu
đỗ hương tiến.

Nguyễn Đăng Huân

Tên tự là Hy Khiêm, người huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây. Minh Mạng
năm thứ 10, đỗ tiến sĩ, do Hàn lâm bổ làm Tri phủ Điện Bàn. Tính người
thanh liêm cẩn thận, bình dị gần dân, mỗi khi đi đều thường đi bộ, xử đoán
hết tình, thường có người kiện về ruộng, trước hết mở bảo cho hai bên biết,
rồi chỉ nói một câu là xử đoán xong, hai bên nguyên, bị đều phục; việc khác
cũng thế. Coi chức vài năm, người trong quận yêu như bố mẹ. Vì có tang
bố xin về, ai đưa đổ tiễn biếu đều khước từ. Sau lĩnh Lang trung Bộ Lễ,
theo xa giá đi tuần qua hạt cũ, nhân dân đón đường yết kiến, nhiều người
đưa biếu tiền lụa, đều không nhận. Rồi chết, túi làm quan vẫn rỗng tếch,
duy có một cái áo mùa đông mới ban cho để khâm liệm. Đại thân (tức Ngự
sử đài) đem việc tâu lên, Vua rất tiếc.nói rằng: Đáng giận là lúc Đăng Huân
sống không có ai đề cử đến; truy thụ cho hàm Lang trung, sai hậu cấp cho
gia đình; lại sai quan có chức trách ở địa phương thường hỏi thăm người
mẹ. Sau dân ở Điện Bàn truy nhớ phụ thờ vào Văn từ của quận. Con là
Điện do quân công được bổ Tri huyện.

Ngô Thế Vinh

Tên tự là Trọng Dực, tiên tổ trước ở Ái Châu, là dòng dõi tiền Lê khai quốc
công thần Chương Khánh công. Sau dời đến Sơn Nam, nay là người huyện
Nam Trực, tỉnh Nam Định. Thế Vinh tư chất thông minh nhanh nhẹn, được
bố dạy bảo rất nghiêm, nên từ thuở nhỏ không thích gì khác, chỉ chăm học
thôi.

Minh Mạng năm thứ 10, đỗ tiến sĩ, bổ Hàn lâm viện biên tu, bổ Tri phủ phủ
Định Viễn, chuyển về viên ngoại lang Bộ Lại, thăng Lang trung Bộ Lễ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.