là đánh tan đó, lấy được của cải, trâu bò gia súc nhiều không kể xiết.
Tháng 12, tiết chế Trịnh Tùng bàn với các tướng thu quân và hạ lệnh rút về.
Quân đi theo [18b] đường cũ, qua Thiên Quan trở về. Quân đi đến đâu,
không mảy may xâm phạm của dân.
Họ Mạc đổi niên hiệu Đoan Thái thành Hưng Trị năm thứ 1.
Mậu Tý, [Quang Hưng] năm thứ 11 [1588] , (Mạc Hưng Trị năm thứ 1;
Minh Vạn Lịch năm thứ 16). Tháng 2, họ Mạc thấy quan quân mỗi ngày
một mạnh, liền bàn định kế đánh giữ. Hạ lệnh cho quân dân các huyện
trong bốn trấn đắp thêm ba lớp luỹ ngoài thành Đại La ở Thăng Long, bắt
đầu từ phường Nhật Chiều2579 vượt qua Hồ Tây, qua cầu Dừa2580 đến
cầu Dền2581 suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị Hà, cao hơn
thành Thăng Long đến vài trượng, rộng 25 trượng, đào 3 lớp hào, đều trồng
tre, dài tới mấy mươi dặm để bọc lấy phía ngoài thành.
Trước đây, Đông quận công của họ Mạc là Phạm Viết Kính người huyện
Tứ Kỳ theo về triều đình, được cấp cho [19a] binh dân tổng Châu Xuyết,
huyện Hoằng Hoá và cho theo quân đi đánh giặc. Viết Kính cai trị rất
nghiêm khắc, dân đều sợ hãi, nhiều người ca thán. Dân địa phương dâng
biểu tố cáo.
Tháng 4, Phủ tiết chế đem quân ra đánh các huyện Yên Mô, Yên Khang,
dẹp yên dân miền ấy rồi về.
Tháng 5, tảng đá lớn ở núi Trác Bút lở, dài đến vài trượng.
Tháng 6, có con chim lớn cao 4 thước 5 tấc, lông trắng, mỏ đỏ, chân đỏ sa
xuống địa phận làng Phù Chẩn, huyện Thuỵ Nguyên.
Ngày 11 tháng ấy, sao Thái Bạch mọc ngang trời, mặt trời, mặt trăng có hai
quầng, suốt tháng không tan, sương mù xuống nhiều, đại hạn, lúa má chết
khô, nhân dân xiêu tán.
Tháng 11, Tiết chế Trịnh Tùng bàn đem đại binh ra ải Phố Cát2582 , đánh
các huyện của phủ Trường Yên và Thiên Quan. Quân tới Yên Mô, Yên
Khang, thu được rất nhiều trâu bò, gia súc và của cải của giặc [19b] rồi
vượt sông Chính Đại2583 , đến luỹ trại Dương Vũ2584 đóng quân. Sau
một tuần, Phủ tiết chế giả cách rút quân về, để lại kỳ binh và voi ngựa mai
phục ở sau dinh rồi đốt doanh trại để dụ giặc. Quân giặc quả nhiên bỏ