nhận chức như họ Mạc là nghĩa thế nào, xin bệ hạ xét cho".
Vua Minh cười nói: "Chủ của người tuy không ví như họ Mạc, nhưng vì
mới lấy lại được nước, sợ lòng người chưa yên, hãy cứ nhận đi, sau sẽ gia
phong tước vương cũng chưa muộn gì. Ngươi hãy [71a] kính theo, chớ có
từ chối".
Khoan liền bái nhận ra về. Trước đây, Khắc Khoan qua cửa quan vào tháng
4 năm Vạn Lịch thừ 25, đến tháng 10 tới Yên Kinh bái yết vua Minh, ngày
mồng 6 tháng 12 từ biệt vua Minh về nước, trước sau cộng 1 năm lẻ 4
tháng, đường đi sứ mới thông.
Ngày 15, Khắc Khoan về đến cửa Trấn Nam Giao, quan Tả giang nhà Minh
sai viên quan uỷ nhiệm Vương Kiến Lập đem công văn đến Kinh sư. Tiết
chế Trịnh Tùng sai Hữu tướng Hoàng Đình Ái và Thái bảo Trịnh Ninh sửa
soạn nghi vệ đón tiếp sứ Minh Vương Kiến Lập và bọn Khắc Khoang.
Ngày 25, vua qua sông sang bến Bồ Đề bái lạy chiếu thư đón sứ Minh về
nội điện. Tiết chế Trịnh Tùng cùng với các đại thần văn võ vào nội điện
triều yết. Khi tuyên đọc sắc thư xong, thấy quả ấn ban cho nói là bằng bạc
[71b] mà lại là đồng, bèn cùng với văn võ đại thần bàn gửi thư phúc đáp
trách nhà Minh, do vên quan uỷ nhiệm của nhà Minh là Vương Kiến Lập
mang về nước đệ tâu vua Minh.
Thổ quan nhà Minh nhận hối lộ của Mạc Kính Cung, lại đệ tâu vua Minh
cho Kính Cung được giữ đất Thái Nguyên và Cao Bằng.
Kỷ Hợi, [Quang Hưng] năm thứ 22 [1599] , (Minh Vạn Lịch năm thứ 27).
Tháng giêng, ngày 28, Thiếu phó Quỳnh quận công Nguyễn Mậu Tuyên
chết, thọ 82 tuổi. Mậu Tuyên là người xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương.
Ngày 28, Mỹ quận công Bùi Văn Khuê giải nộp quận Thuỵ nguỵ, sai đem
giết.
Tháng 2, bấy giờ viên giám sinh người Chi Nê, huyện Chương Đức là
Nguyễn Thì Thầm, nguỵ xưng là thượng thư Lễ quốc công; người làng
Man Nhuế, huyện Thanh Lâm nguỵ xưng là Thiếu bảo An quốc công;
người Phúc Lộc nguỵ xưng là [72a] Trung quận công; họp quân ở vùng
Yên Lãng. Bình quận công Trịnh Tráng sai người đi bắt giải về Kinh sư.
Sai đem chém hết.