Tháng 5, [32b] xuống chiếu cấm cha con, vợ chồng và gia nô không được
tố cáo lẫn nhau.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua vốn nhân hậu với họ hàng, nhất là đối với
bậc bề trên mà hiển quý lại càng tôn kính. Kẻ thần hạ hễ ai cùng tên (với họ
hàng nhà vua) đều phải đổi cả, như Độ đổi thành Sư Mạnh vì là cùng tên
với thượng phụ
1010
, Tung đổi thành Thúc Cao vì là cùng tên với Hưng
Ninh Vương
1011
(con trưởng của An Ninh vương)
1012
. Lại các tên của chú
bác, cô cậu, khi nói đến vẫn kiêng cả. [Vua] có quyển sổ nhỏ biên những
chữ húy không được nói đến, trao cho các hoàng tử và cung phi. Chỉ vì
ngài có tấm lòng ấy, nên đã có chính tích ấy.
Tháng 6, hạn hán.
Bấy giờ Trần Khắc Chung làm Hành khiển. Quan ngự sử dâng sớ nói:
"Chức vụ tể tướng, trước hết phải điều hoà âm dương. Nay Khắc Chung ở
ngôi tể tướng, không biết phối hợp đất trời [33a] cho khí tiết điều hòa, để
đến nỗi mưa nắng trái thời, thế là làm quan không được công trạng gì".
Khắc Chung nói:
"Tôi lạm giữ chức tể tướng, chỉ biết có sức làm những việc mà chức vụ
phải làm, còn như hạn hán thì hỏi ở Long Vương. Khắc Chung đâu phải là
Long Vương mà đổ tội được?".
Sau nước sông lên to, vua đích thân đi xem đắp đê. Quan ngự sử tâu:
"Bệ hạ nên chăm sửa đức chính, xem làm gì việc đắp đê nhỏ nhặt".
Khắc Chung nói:
"Khi dân bị nạn lụt, người làm vua phải cứu giúp tai họa khẩn cấp đó, sửa
đức chính không gì lớn hơn việc đó, cần gì phải ngồi thinh, tư lự rồi bảo là
"sửa đức chính?".
Có người bàn rằng: "Khắc Chung đổ lỗi cho Long Vương, đài quan chê
[đắp đê] là việc nhỏ nhặt, [hai bên] đều sai cả".
Mùa thu, tháng 8, lấy ngày sinh làm tiết Ninh Thiên.
Tháng 9, có sâu ăn lúa.
Mùa đông, tháng 10, có sâu ăn lúa.
Ban cho Trần Khắc Chung tước Á quan nội hầu.