ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 612

lấy thuyền lương rồi đuổi theo, vừa đi vừa đánh, đến tận thành Tây Đô.
Bấy giờ, giặc đều đến cứu thành Nghệ An, vua đoán lá các thành Tây Đô
đều đã suy yếu, liền chọn 200 quân tinh nhuệ, [17b] 2 thớt voi, sai bọn Lê
Lễ, Lê Sát, Lê Nhân Chú và Lê Triện, Lê Bị đi gấp
theo đường đất đánh úp thành Tây Đô

1448

, chém được hơn 500 thủ cấp

giặc, bắt sống được rất nhiều. Quân Minh đóng cửa thành cố thủ. Dân cư
ngoài thành, bọn Lê Triện đều phủ dụ được cả. Bấy giờ người Thanh Hóa
tranh nhau đến cửa quân xin liều chết đánh giặc. Bèn bao vây thành đó.
Vua Minh băng, thọ 48 tuổi, miếu hiệu là Nhân Tông. Thái tử Minh là
Chiêm Cơ lên ngôi, đổi niên hiệu là Tuyên Đức, tức là Tuyên Tông. Các
quan phương diện và phủ, huyện, châu về chầu mừng.
Mùa thu, tháng 7, vua dự đoán thành giặc ở các xứ Thuận Hóa, Tân Bình
đã từ lâu không thông tin tức với Nghệ An và Đông Đô, bảo các tướng:
"Người làm tướng giỏi ngày xưa bỏ chỗ rắn đánh chỗ mền, tránh chỗ mạnh
đánh chỗ yếu, như thế chỉ dùng một nữa sức mà nên công gấp đôi".
Bèn sai Tư đồ Trần Hãn và Thượng tướng Lê Nỗ [18a] báo cho bọn Lê Đa
Bồ đem hơn 1000 quân và 1 thới voi ra đánh các thành Tân Bình, Thuận
Hoá và chiêu dụ nhân dân.
Đến sông Bố Chính

1449

thì gặp giặc Minh, bọn Hãn đưa quân vào chỗ hiểm

yếu, bí mật mai phục ở Hà Khương để nhử giặc. Tướng Minh là Nhậm
Năng đem hết quân tiến vào. Bọn Hãn hợp binh tượng còn lại để đánh rồi
giả cách thua chạy. Năng đuổi theo, quân mai phục đánh kẹp hai bên, giặc
Minh tan vỡ, bị chém đầu và chết đuối rất nhiều.
Bấy giờ, quân của Hãn và Nỗ có ít mà quân giặc còn rất đông, đã sai người
báo gấp và xin thêm quân từ trước. Vua sai tiếp bọn Lê Ngân, Lê Bôi, Lê
Văn An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt biển đến thẳng chổ đó. Đến khi
được tin thắng trân của Nỗ, liền thừa thắng đánh vào các xứ ở Tân Bình

1450

, Thuận Hóa

1451

. Quân và dân các nơi bị giặc chiếm đều quy thuận. Quân

Minh vào thành cố thủ. Thế là Thuận Hóa, Tân Bình đều thuộc về ta cả.
Các tướng say tôn [18b] vua là "Đại thiên hành hóa"

1452

. Từ đó, các mệnh

lệnh, dụ văn, phần nhiều lấy bốn chữ ấy để xưng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.