1586 Theo CMCB 15, 28a, thì chỉ bắt được Nông Đắc Thái, còn Bế Khắc
Thiệu bỏ chạy rồi chết.
1587 CMCB 15, 29a dẫn Hội diễn của nhà Minh nói rằng: lệ cống gồm có
các
1588 Cuối năm này có việc giết Thái úy Phạm Văn Xảo, một khai quốc
công thần rất có uy vọng.
1589 Châu Mường Lễ: trước là châu Ninh Viền, sau đổi là châu Phục Lễ, là
vùng đất tỉnh Lai Châu ngày nay.
1590 Châu Phục Lễ: xem chú thích trên.
1591 Về việc đánh châu Phục Lễ, Cương mục chép vào tháng 12 năm Tân
Hợi (1413) và tháng giêng năm Nhâm Tý (1432), tháng 3 rút quân về,
tháng 11, Đèo Cát Hãn xin hàng (CMCB 15, 30). Đại Việt thông sử của Lê
Quý Đôn cũng chép như vậy. Điều đó phù hợp với bài thơ của Lê Lợi khắc
ở Pú Huỗi vào mùa đông năm Tân Hợi (1431) và bài thơ lúc trở về khắc ở
Thác Bờ vào tháng 3 năm Nhâm Tý (1432).
1592 Theo Lam Sơn thực lục, lực lượng ban đầu có 35 quan võ, một số
quan văn, 200 thiết kỵ, 200 nghĩa sĩ, 14 thớt voi và số người tham gia, tất
cả độ 2.000 người.
1593 Tức là đến khi Lê Lợi mất.
1594 Tức bài Văn bia Vĩnh Lăng, nói về sự nghiệp khởi binh đuổi giặc
Minh, giành lại độc lập của Lê Lợi. Bài văn này, Nguyễn Trãi soạn vào
tháng 10 năm Quý Sửu (1438) đặt ở Vĩnh Lăng, nơi chôn Lê Lợi.
1595 Cương mục, dẫn Hoàng Việt dư địa chí, nói rằng điện này ở xã Lam
Sơn,huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hóa, nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa (CMCB 15, 33a).