"Mưa là mưa nhuần quân, gió từ phương bắc là gió hòa". Cho nên khi
thuyền đi vua đi, có câu thơ rằng:
Bách vạn sư đồ viễn khai hành, Xao bồng vũ tác nhuận quân thanh. (Trăm
vạn quân đi đánh cõi xa, Mui thuyền mưu đội thấm quân ta)
1895
. Đó là ghi
sự thực.
Sai Lại bộ thượng thư Nguyễn Như Đổ tế đền Đinh Tiên Hoàng. Dọc
đường, hễ qua đền thờ thần nào đều sai quan tới dâng lễ tế, để cầu cho quân
đi thắng trận.
Ngày 25 đêm ấy, Đỗ Nhuận hầu tước mặt vua. Nhân nói đến hai chữ "Đạo
lý", vua bảo rằng:
"Đạo là việc đương nhiên, rõ ràng dễ hiểu, lý là cớ dĩ nhiên, mầu nhiệm
khó thấy. Ta từng làm bài thơ về hai chữ ấy, lâu ngày mới xong".
Nhuận thưa [60a] rằng:
"Lý học của đức vua rất sáng tỏ uyên bác; trong chỗ hỗn nhiên mà phân
biệt rất rõ ràng, rất tinh vi hàm súc, thể hiện ra ở lời thơ, không phải người
học vấn tầm thường có thể mong mà theo kịp được".
Vua lại nói về thiên văn học, chỉ ra rằng sự vận hành của Nhị thập bát
tú
1896
và Ngũ tinh
1897
đều có xâm phạm tới nhau. Nếu sao nọ phạm vào sao
nào đó thì ứng với một việc nào đó".
Xem thế, có thể thấy được đôi nét về tầm học rộng hiểu sâu của vua.
Vua xem địa đồ nước chiêm, đổi lại tên sông tên núi.
Tháng 12, ngày mồng 3,đại giá xuất phát từ Thiết Sơn
1898
, thưởng tiền cho
bọn Án sát sứ Đinh Thúc Thông, Nguyễn Tài theo thứ bậc khác nhau. Vua
ban sắc dụ khen rằng:
"Việc được thua của sáu quân là trách nhiệm của tướng quân, mà cơ lợi hại
trong một dinh trách nhiệm thuộc về án sát. Bọn Thái sư Đinh Liệt nắm
quân không có kỷ luật, nhu nhơ như trò trẻ con, các ngươi biết làm sớ ngỏ
tâu lên, ta khen bọn các ngươi, thưởng cho tiền công, hãy đến mà nhận
[60b] lấy".
Ngày mồng 7, thổ quan phủ Ngọc Ma là Cầm Lệ đến chầu, tiến cống sản
vật, đó là bắt chước lễ ngày xưa, vua đi tuần đến núi lớn ở địa phương thì