khoa Giáp Thìn năm nay, [41b] khắc vào bia đá.
Quách Đình Bảo nhân xin đổi trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa thành
tiến sĩ cập đệ, chánh bảng thành tiến sĩ xuất thân, phụ bảng thành đồng tiến
sĩ xuất thân để hợp với quy chế ngày nay. Vua y tờ tâu, sai Công bộ khởi
công dựng tạc bia.
Bọn từ thần là Hàn lâm viện thừa chỉ Đông các đại thần học sĩ Thân Nhân
Trung, Hàn lâm viện thị độc Đông các hiệu thư Đào Cử, Đàm Văn Lễ, Ngô
Luân, Hàn lâm viện thị thư kiêm Tú lâm cục tư huấn Nguyễn Đôn Hậu,
Hàn lâm viện thị thư kiêm Sùng văn quán Tú lâm cục tư huấn Lương Thế
Vinh, Đông các hiệu thư Lê Tuấn Ngạn, Hàn lâm viện thị độc kiêm Tú lâm
cục tư huấn Nguyễn Xung Xác chia nhau soạn văn bia. Bọn Trung thư
giám chính tự Nguyễn Tủng và Thái Chúc Liêm [42a] cùng điển thư Phạm
Lý vâng sắc chỉ viết chữ. Kim quang môn đãi chiếu Tô Ngai vâng sắc chỉ
viết chữ triện.
Xét bài văn bia của Đỗ Nhuận:
"Sự nghiệp trị nước lớn lao của Đế vương, không gì cần kíp hơn nhân tài,
điển chương chế độ đầy đủ của nhà nước, tất phải chờ ở bậc hậu thánh. Là
bởi trị nước mà không lấy nhân tài làm gốc, chế tác mà không dựa vào
thánh nhân đời sau thì đều chỉ là cẩu thả tạm bợ mà thôi, sao có thể đạt tới
chính trị phong hóa phồn vinh, văn vật điểm chương đầy đủ?.
Kể từ Thái Tổ bắt đầu sửa sang việc học vào kỷ nguyên Thuận Thiên, Thái
Tông mở khoa thi đầu vào năm Đại Bảo thứ 3, Nhân Tông chọn người
hiền, dùng bậc giới, kính cẩn tôn theo phép cũ. Đến như việc dựng (có sách
chép là "phụ") bia ở nhà Thái học thì vẫn để đó chưa làm; văn vật đầy đủ,
như còn chờ bậc hậu thánh.
Nay Thánh thượng như trời mở trung hưng, tự mình gánh vác đạo lớn, việc
tôn sùng Nho giáo càng thành khẩn chăm lo. Huống chi nhân tài đã được
các tiên thánh nuôi dạy từ lâu, hơn nữa lại nhờ công sức mười [42b] năm
nâng vực. Trước đây 6 năm một lần thi lớn, nay thi châm chước theo chế độ
nhà Chu đã định là 3 năm. Trước kia lấy đỗ đều không quá hai ba chục
người, nay thi rộng xét thực tài, không lo nhiều quá.
Cho nên tôn trọng biểu dương, đức ý rất hậu, ân vinh thứ bậc. tiết mục tận