Tông còn làm thái tử, thấy có sắc đẹp thì ưa, lấy vào làm phi. Năm Hồng
Đức thứ 19 [1488] tháng 5, ngày mồng 5, giờ Tý sinh ra vua. Năm Thái
Trinh thứ 1 [1504], Túc Tông băng, không có con nối, mẹ thứ là Kính phi
Nguyễn thị
2102
mưu lập vua ở trong cung cấm, bèn lên ngôi hoàng đế. Đại
[39b] xá, đổi niên hiệu, lấy ngày sinh là Thiên khánh thánh tiết, tự xưng là
Quỳnh Đô động chủ.
Ất Sửu, Đoan Khánh năm thứ 1 [1505] , (Minh Hoằng Trị năm thứ 18).
Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, có nhật thực.
Ngày 21, xuống chiếu cho quan viên và dân chúng ở thừa tuyên các xứ
rằng: Việc lớn thì dùng giấy đại phương, việc nhỏ thì dùng giấy tiểu
phương. Chúc thư, văn khế thì dùng giấy đại, không được quen dùng giấy
phương như trước. Hạn cho một tháng đều phải theo lệnh mới. Nếu quan
viên và dân chúng vẫn làm chúc thư, văn khế bằng giấy phương thì cho
người trong họ và tộc trưởng họ ấy cáo giác,
nếu xét nghiệm đúng sự thực thì xử là không có giá trị, người bán mất phần
của mình, người mua mất số tiền bỏ ra, chúc thư và văn khế đều vô dụng.
Tháng 2, ngày Giáp Tuất 16, dâng tôn thuỵ cho Đại Hành Hoàng Đế là
Chiêu Nghĩa Hiển Nhân Ôn Cung Uyên Mặc Hiếu Doãn Cung Khâm
Hoàng Đế, miếu hiệu là Túc [40a] Tông.
Ngày Bính Ty 18, truy tôn mẹ đẻ Nguyễn thị làm Chiêu Nhân Hoằng Ý
hoàng thái hậu.
Thi Hội các cử nhân trong nước, lấy đỗ bọn Lê Nại (người làng Mộ Trạch,
huyện Đường An) 55 người. Thi Đình cho bọn Lê Nại, Bùi Doãn Văn, Trần
Phỉ (người làng Chi Nê, huyện Chương Đức, con là Trần Khải) 3 ngày đỗ
đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ; bọn Nguyễn Tiếu Tượng, Trần Lỗi 16 người đỗ
đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân; bọn Phạm Đôn Thục, Nguyễn Tư 36 người đỗ
đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
Tháng 3, linh cữu củ Túc Tông Hoàng Đế đưa về Tây Kinh. Ngày Quý
Mão, táng ở Kính Lăng. Lễ quan tâu xin dựng bia, vua y lời tâu, sai bọn
Đàm Văn Lễ, Nguyễn Nhân Thiếp, Phạm Thịnh, Trình Chí Sâm soạn văn
bia.