2061 Nay thuộc đất huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
2062 Nguyên văn: "Thập nguyệt, thập ngũ nhật, các quan chức phẩm kỳ
mỗi nguyệt sơ nhật nhất..." Ở đây có lẽ bản in lầm lẫn. Có thể câu "Thập
nguyệt, thập ngũ nhật" ở trên, bị đưa lẫn xuống: tháng 10 ngày 15, nhắc lại
quy chế y phục thường triều. Xuống chiếu cho các công, hầu, bá, phò mã,
quan to phẩm cao cùng các quan hộ vệ và các loại quan chức phẩm trật
khác, cứ vào ngày mồng một hàng tháng...
2063Mũ dương đường : Theo Lễ nghi chí trong Lịch triều hiến chương loại
chí thì mũ dương đường cũng giống như mũ phác đầu, chỏm đằng sau cao
hơn.
2064Cai ty : ty phụ trách.
2065Thuyên tào : Cơ quan tuyển bổ quan lại, tức Lại bộ.
2066Trạm Thọ Xương : sau là Phủ Lạng Thương.
2067Trạm Thị Cầu : sau là Đáp Cầu, thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc.
2068Trạm Lữ Khôi : tại huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội ngày nay.
2069Bến Thịnh Liệt : bến đò làng Sét, Thanh Trì, Hà Nội.
2070 Tức Lê Thánh Tông.
2071Nguyễn Duy Trinh : người xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm (nay thuộc
ngoại thành Hà Nội), đỗ tiến sĩ khoa Tân Sửu (1481) đời Hồng Đức.
2072Lê Lan Hinh : người xã Cổ Đô, huyện Tân Phong (nay thuộc huyện
Ba Vì, Hà Tây), đỗ đồng tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1484) đời Hồng Đức, vốn
trước họ Nguyễn.
2073Nguyễn Nho Tông : người xã Vực Đường, huyện Thiên Thi, đỗ đồng
tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) đời Hồng Đức.
2074Đỗ Nhân : người xã Lại Ốc, huyện Văn Giang (nay thuộc huyện Châu
Giang, Hải Hưng), đỗ tiến sĩ khoa Quý Sửu (1493) đời Hồng Đức, sau đổi
tên là Nhạc.
2075Bùi Đoan Giáo : người xã Đại Điền, huyện Bình Hà (nay thuộc huyện
Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng), đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) đời Hồng
Đức.
2076 Bốn thừa tuyên là bốn xứ Sơn Nam, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương.
2077Dẫn tuyển : dẫn vào cho vua lựa chọn.