Đây không phải kiểu tư duy mà đa số chúng ta được dạy khi còn
bé. Chúng ta từng nghĩ có một sự cân bằng theo luật bù trừ trong
cuộc sống, nếu đã nhận cái gì đó tốt, ắt sẽ có điều xấu xảy ra để
cân bằng. Trong tay ta có một đồng mà tất cả muốn cùng ăn kem
thì chỉ một người được ăn.
Buckminster Fuller nhận định rằng lý luận này thật ra là ý nghĩa
sai lầm. Ông chứng minh thực tế tiền bạc và sự thành đạt có đủ để
mỗi người trong số hơn năm tỷ người đang sống trên trái đất trở
thành triệu phú – cùng với những nguồn lực dư để lại cho con cháu
chưa được sinh ra của họ.
Vấn đề không phải bạn được chia bao nhiêu trong toàn bộ
chiếc bánh, mà là bạn làm được chiếc bánh lớn cỡ nào. Nếu chỉ
nghĩ đến cái bánh nhỏ thì bạn cần mở rộng tầm nhìn để tạo ra một
chiếc bánh lớn hơn.
Hãy nhớ lại thời điểm chiếc ti vi đầu tiên được tung ra thị
trường. Những nhà làm phim than thở như thể ti vi quá rẻ đến nỗi
không ai muốn đến rạp xem phim. Điện ảnh chắc sẽ là một môn
nghệ thuật đang hấp hối. Nhưng điều đó có xảy ra? Hoàn toàn
không. Các nhà làm phim bắt đầu bán sản phẩm của họ cho đài
truyền hình. Các rạp chiếu phim trình chiếu những bộ phim có
chất lượng cao hơn. Thêm nhiều rạp được xây lên. Chiếc bánh đã
phình to ra. Mọi người đều thu được nhiều lợi ích hơn.
Mới cách đây vài năm, đầu máy video làm mưa làm gió trên thị
trường, các nhà làm phim lại kêu khổ. Ai sẽ đi xem phim ở rạp hoặc
xem truyền hình nữa? Tất cả mọi người có lẽ sẽ xem phim bằng
đầu máy video tại nhà!
Điều đó có xảy ra? Vẫn không. Các nhà làm phim có thể bán sản
phẩm cho người sử dụng đầu máy video thông qua cửa hiệu bán