chỉ áp dụng được trong quá trình sản xuất mà còn trong các hoạt động như
tài chính, tiếp thị và mua bán. Quy định của phương pháp quản lý này đòi
hỏi các nhà quản lý phải chỉ bảo các nguyên tắc cho tất cả mọi người ở các
bộ phận khác nhau hoặc ở toàn bộ công ty. Đây chính là nơi áp dụng
phương pháp quản lý này một cách triệt để bởi vì chúng ta phải thuyết phục
mọi người rằng việc quản lý bằng cách này tốt hơn và tại sao. Quản lý dây
chuyền là một trong rất nhiều sáng kiến (như Sáu Sigma và Bảng đánh giá
cân bằng), nó phụ thuộc nhiều vào ảnh hưởng hơn là mệnh lệnh. Những
ảnh hưởng này đòi hỏi sự kết hợp khéo léo giữa sự tinh thông và kỹ năng.
Dưới đây là một số gợi ý:
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG
Chắc bạn biết một câu thành ngữ “vào hang cọp mới bắt được cọp”. Câu
này là gợi ý cho những người muốn thuyết phục người khác. Bạn cần nắm
rõ tình hình trước khi tham gia. Việc đánh giá tình hình yêu cầu bạn phải
biết rõ những người liên quan. Phải xem xét làm rõ những người mà có thể
sẽ ủng hộ bạn cũng như phản đối bạn. Hãy nghiên cứu những gì đã xảy ra.
Ví dụ, liệu bộ phận này đã thử áp dụng sự thay đổi quy trình hay chưa? Nếu
có thì thay đổi cái gì và không thay đổi cái gì. Hãy đặt câu hỏi để tìm hiểu
những điều bạn cần biết. Sự thay đổi thường không thành công ngay bởi vì
nó hay bị áp đặt hơn là được kế thừa. Kế thừa đòi hỏi sự đồng thuận, những
người tạo ra ảnh hưởng thường phấn đấu vì sự đồng thuận.
SẴN LÒNG GIÚP ĐỠ
Thay đổi là việc gây phiền toái, và thậm chí khi mọi người đồng ý thay
đổi thì họ cũng cần được khích lệ. Những cá nhân thành công tạo ra ảnh
hưởng, bản thân họ luôn sẵn sàng. Họ không trốn tránh, họ có mặt trong
khó khăn, đưa ra lời khuyên, chỉ dẫn và dạy dỗ. Họ tạo nên một nhóm các
chuyên viên đào tạo, thực tế, đây là phương pháp Six Sigma. Những
chuyên viên đào tạo giỏi là những người mang đai đen, họ đi khắp công ty