nhiều lý do, trong đó có hai lý do cơ bản. Một là, sự tin tưởng cho phép nhà
quản lý đưa ra mục tiêu và sau đó có thể thay đổi chúng mà không bị phản
đối mạnh mẽ. Họ có thể phàn nàn, nhưng họ hiểu nhà quản lý của mình chỉ
thay đổi cho phù hợp, chứ không hành động theo chủ quan. Thứ hai, sự tin
tưởng giúp cho các nhà quản lý linh hoạt trong việc yêu cầu nhân viên làm
thêm giờ và cam kết làm việc trong những thời gian khó khăn bởi vì họ biết
lãnh đạo của mình sẽ nhận ra (hoặc thậm chí có thể thưởng) cho những nỗ
lực của họ ngay sau đó.
LUÔN BÌNH TĨNH
Không có gì bảo đảm quyền lợi cho nhân viên hơn là một người quản lý
đầy tự tin. Một trong những ví dụ điển hình là đạo diễn phim Clint
Eastwood. Chúng ta sẽ không bao giờ thấy một Eastwood – “chàng cao bồi
lạnh lùng” trong mỗi bộ phim trên phim trường. Thay vào đó, ông là một
đạo diễn rất hiểu diễn viên và biết cách sắp xếp họ vào những vai diễn phù
hợp. Trong khi những câu chuyện hậu trường đoàn làm phim nhiều vô số
kể, nơi cơn bão và sự căng thẳng thực sự bao trùm phía sau máy quay, Clint
Eastwood cùng với các đối tác có được sự hợp tác lâu bền này không phải
do tình cờ; nó là thành quả của những năm tháng làm việc chung, thấu hiểu
và cùng nhau trải qua những khó khăn thường gặp khi làm một bộ phim
như thời tiết, lịch trình, và những tai nạn.
Nắm bắt những nhân tố thay đổi
Hãy luôn biết rằng, mọi thứ xung quanh đều có thể thay đổi. Trong cuốn
Kẻ hủy diệt: Một năm trên những con đường giết chóc (Homicide: A Year
on the Killing Streets), tác giả David Simon (người sau đó trở thành nhà
biên kịch truyền hình tài năng/nhà sản xuất những chương trình truyền hình
nổi tiếng như The Wire), thông tin về một nhóm thám tử làm việc ở
Baltimore, cũng có tên là kẻ hủy diệt. Những thám tử này làm việc theo
nhóm và thực hiện phần lớn quy trình điều tra cho phép: theo dõi, xác định,