nữa, vấn đề này lại được minh họa bởi một đồng nghiệp của tôi hiện đang
là chuyên viên huấn luyện nhân sự. Anh ấy đã phải trải qua một quá trình
tuyển chọn vô cùng gắt gao, không phải vì học viên mà nguyên nhân chính
là ở công ty của những nhân viên này. Nhân viên của bộ phận Nhân sự
hành động như thể cấp trên của họ hoàn toàn không thể đưa ra các quyết
định đúng đắn. Những hành vi đó không thuộc quyền hạn của huấn luyện
viên, tôi đã chứng kiến những chuyện như thế hết lần này tới lần khác,
trong mọi vấn đề liên quan, từ việc vạch ra chiến lược cho tới việc giao
tiếp. Một lý do giải thích tại sao nhiều công ty vấp phải sai lầm và thua lỗ
trong đợt suy thoái vừa qua là vì họ phải thuê các công ty tư vấn chiến lược
nhằm đưa ra quyết định then chốt cho công ty trong khi bản thân họ dường
như không thể tự quyết định bất cứ chuyện gì. Việc làm này không những
kết tội người quản lý, người lẽ ra phải đưa ra những chỉ đạo ngay từ ban
đầu, mà còn làm cho danh tiếng các công ty tư vấn đáng lẽ nên được ca
ngợi cũng cũng bị lung lay.
Bám sát tiến trình thực hiện công việc là yếu tố cần thiết trong việc quản
lý, nhất là đối với những nhà lãnh đạo. Tuy nhiên việc đó cũng có hạn chế.
Nếu quá khắt khe, người khác sẽ nghĩ bạn là một nhà quản lý vặt vãnh, tủn
mủn; còn nếu buông lỏng, bạn sẽ bị xem như một người lười nhác, cẩu thả.
Điều cần thiết là bạn phải biết cách cân bằng cả hai yếu tố. Dưới đây là một
vài gợi ý để bạn vừa có thể mài dũa những kỹ năng đồng thời duy trì tốt vai
trò quản lý của mình.
TẠO KHÔNG GIAN RIÊNG
Trái với lẽ thường, một số nhân viên luôn sẵn sàng đón nhận những góp
ý của cấp trên vì nhiều lý do. Thứ nhất, điều đó giúp họ an tâm là mình vẫn
đang đi đúng hướng; thứ hai, tạo cơ hội cho nhân viên và nhà quản lý giáp
mặt nhau để hiểu thêm về cách làm việc của nhau. Nếu như trong bóng rổ
mắc lỗi va chạm sẽ khiến bạn bị thổi phạt, thì trong công việc, quá nhiều
tiếp xúc giữa nhân viên và nhà quản lý sẽ hạn chế sự chủ động và độc lập
của nhân viên. Hãy để mọi người có không gian riêng của mình.