Thi thoảng tôi có nghe đâu đó những câu cảm thán kiểu: “Chán
lắm rồi!” hay “Chán thì bỏ”.
Nếu cứ chán nhau là bỏ thì mỗi ngày chúng ta sẽ phải chia tay
một vài người, đó là bạn, là đồng nghiệp, là chồng, là gia đình.
Nếu ai đó nói trong suốt cả quãng đời từ lúc sinh ra chẳng bao giờ
biết chán ai thì người đó thuộc diện vô cảm mất rồi. Con người là
động vật bậc cao với đủ những vui buồn, sướng khổ, mê đắm và
chán chường, lại có thêm quyền quyết định cuộc đời mình, thậm
chí đôi lúc còn nắm trong tay cảm xúc của người khác, thế nên
nhiều lúc tự cho mình cái quyền buông bỏ bất cứ lúc nào thích hay
muốn mà chẳng cần quan tâm đến ai hay điều gì. Nhưng có phải
cứ chán nhau là có thể bỏ? phải bỏ? nên bỏ?
Hôm trước một chị bạn của tôi có nói: trong quan hệ vợ chồng,
nếu chán thì nhắm mắt chứ đừng buông tay. Nhắm mắt chẳng
dễ tý nào, nhưng nhắm lại và chỉ mở ra để nhìn những điều tốt
đẹp, những mối ràng buộc con cái tuyệt vời mà chỉ có vợ chồng mới
có được với nhau, mở ra để nhìn nỗi buồn của những đứa trẻ khi
trong nhà thiếu vắng bóng dáng một người, hay nhìn lại nụ cười và
sự hạnh phúc của chúng khi sống trong bầu không khí ấm áp của
những ngày bố mẹ chúng chưa chán nhau. Vợ chồng hết tình còn
nghĩa, hết đam mê còn trách nhiệm, đâu phải chỉ có một người phải
nhắm mắt? Biết đâu, người ta đã phải nhắm mắt để cho mình
được mỉm cười từ rất lâu rồi ấy chứ?
Thế nên, đừng nói câu “chán thì bỏ”, đừng buông tay cũng đừng
nhắm mắt quá sớm để rồi sau khi đã bước chân ra khỏi gia đình
mới thấy tiếc những gì đã có với nhau.
Cho dù mỗi nụ cười, mỗi niềm vui chỉ là khoảnh khắc - nhưng
nếu khéo léo, nếu biết tình cảm của mình nên dành cho ai, biết
cách khơi gợi những yêu thương của những ngày xưa cũ đang bị hiện