Kỹ nữ
“Kỹ nữ” hoàn toàn đối nghịch lại với “Đồ khốn”. Người khoác chiếc mặt
nạ này sẽ ngồi yên và chờ một người đàn ông nào đó trong ngành gọi để
giúp việc hay phục vụ gì đó. Cô ấy nhanh chóng chạy đi lấy những thứ bị
bỏ quên, không bao giờ phản đối bởi sợ trở nên vô lễ và kiếm tìm chỉ thị từ
những người khác. “Kỹ nữ” là phiên bản nữ giới của “đàn ông vâng dạ.”
Bất cứ mong muốn nào của người khác luôn luôn là mệnh lệnh đối với cô
ấy.
Khi được ai đó hỏi hãy cho ý kiến của mình, cô ấy sẽ bày tỏ ý kiến sao
cho phù hợp với cả hai phía rồi nói: “Lạ thật đấy, thật khó để quyết định
được bên nào bởi cả hai đều có những điểm mạnh của họ… Thế cậu nghĩ
sao?” Đối với “kỹ nữ”, không quyết định tốt hơn là quyết định sai. “Kỹ nữ”
sẽ đến các cuộc họp sớm, bảo đảm rằng ai cũng có một tách cà phê và xấp
tài liệu sao chép họ cần, nhanh chóng xung phong nhận làm những việc
không ai muốn làm. Cô ấy nghĩ rằng sự phục vụ sẽ giúp cô ấy thăng tiến
nhưng chính sự thiếu quyết đoán đã cản trở quá trình thăng tiến của cô ấy.
“Kỹ nữ” không phải là một người chơi có thể tham dự những trận đấu căng
thẳng, khó khăn cũng như không thể là nơi để đặt niềm hi vọng khi muốn
có những quyết định cứng rắn.
Tất cả các công ty đều có sự hiện diện của những người đeo chiếc mặt nạ
này. Họ thường là những nhân viên tuyệt vời và biết điều gì nên được làm
theo một cách khác biệt, nhưng nếu nhờ họ nhận xét công việc của ai đó, họ
sẽ yên lặng tránh về phía sau và hi vọng rằng ai đó sẽ nhận xét thay mình.
Tôi đã nhìn thấy nhiều “kỹ nữ” trong quá trình xây dựng và thiết lập kinh
doanh. Ở bất cứ ngành nghề nào, họ luôn có mặt trong những phiên làm
việc ở phòng họp của ban giám đốc. Họ là những người khiến bạn tự hỏi:
“Tại sao họ lại ở đây?” Đặc biệt tôi nhớ có lần một “kỹ nữ” dự họp bàn
trong một ban chỉ đạo cùng với tôi. Cô ấy ngồi đó và xem mọi người tranh
luận các vấn đề. Sau mỗi cuộc họp, tôi nghĩ rằng cô ấy chỉ là người thừa
trong ban chỉ đạo mà thôi. Khi được yêu cầu đưa ra ý kiến của mình, cô ấy