176
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
- Nếu bị bắt, tôi thề chết chứ
không khai cho bất cứ ai!
Đoàn Trần Nghiệp sinh năm
1908 tại làng Khúc Thủy, huyện
Thanh Oai (Hà Đông), con của
ông Đoàn Văn Ba và Đinh Thị
Thuận. Thuở nhỏ, anh sống
tại Hàng Bạc - Hà Nội. Vì nhà
nghèo, năm 18 tuổi anh nghỉ học
và làm công nhân cho hiệu buôn
Gô-đa. Tại đây, anh kết bạn với
Vũ Trọng Phụng - mà sau này
nổi tiếng với những tác phẩm
hiện thực phê phán như Giông tố,
Vỡ đê, Số đỏ... Thái độ căm thù và
phê phán không khoan nhượng
vào xã hội thối nát của nhà văn
họ Vũ, ít nhiều có sự tác động sau những lần trò chuyện tâm tình với
anh. Khi gia nhập vào Việt Nam Quốc dân Đảng, anh có bí danh là Doãn,
được giao nhiệm vụ coi kho, làm sổ sách cho Việt Nam khách sạn - cơ
quan kinh tài của Đảng- mọi người thường gọi đùa là “thầy ký” và do
nhỏ con nên mới “chết tên” là Ký Con. Anh lại có những hành động “xuất
quỷ nhập thần” nên còn được các đồng chí gọi là “chư đại hiệp”. Theo
ảnh truy nã của mật thám Pháp thì anh người dong dỏng cao, miệng
cười tươi, hai môi đỏ như son.
Đầu tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân Đảng quyết định giết Bazin-
Giám đốc sở mộ phu Bắc kỳ. Hắn là người đứng ra mộ dân Bắc kỳ, Trung
kỳ vào Nam kỳ làm cu li. Mỗi dân phu phải ký hợp đồng làm trong thời
hạn ba năm với những lời hứa hẹn tốt đẹp. Nhưng đến nơi lập tức họ bị
đối xử tàn tệ như những người nô lệ, miệt mài cuộc đời trâu ngựa để rồi
vùi xác dưới những gốc cao su! Tội ác này của Bazin không thể dung thứ.
Công việc giết tay buôn người có thể bại lộ vì có kẻ rắp tâm bán
nguồn tin này cho mật thám. Ngay lập tức Ký Con đã ra tay. Kẻ phản
Các yếu nhân Việt Nam quốc dân đảng
trong hồ sơ mật thám Pháp