236
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Ngày nay, thế hệ trẻ vẫn
tiếp tục phát huy truyền
thống đường Hồ Chí Minh
huyền thoại. Tại làng Xuân
Sơn, xã Xuân Trạch (Quảng
Bình) - một trong những
“tọa độ lửa” thời chiến tranh
- ngày 5/4/2000, Thủ tướng
Chính phủ Phan Văn Khải
đã phát lệnh khởi công xây
dựng đường Hồ Chí Minh.
Trong tạp chí Báo ảnh Việt
Nam của Thông tấn xã Việt
Nam số phát hành tháng
10/2001 cho biết những
thông tin rất thú vị:
“Theo báo cáo của Ban
quản lý dự án, trong tổng
số 1.320 km đường Hồ Chí
Minh được đầu tư trong giai đoạn 1 (2000- 2003) cho 2 làn xe ô tô từ Hà
Tây đến Kom Tum, chỉ có 220 km phải xây dựng mới, còn lại là cải tạo
và nâng cấp các tuyến đường của hệ thống đường vận tải Trường Sơn
thời chiến tranh. Cùng với quốc lộ 1 chạy theo trục dọc Bắc - Nam phía
đông đường Hồ Chí Minh, sẽ là trục đường song song phía tây nhằm
đảm bảo giao thông thông suốt quanh năm mà không ảnh hưởng của
mưa bão. Trên nền quốc lộ 1 hiện đang khai thác, Việt Nam phải vay
của các tổ chức tài chính quốc tế và Nhật bản hàng tỷ USD cũng chỉ đủ
vốn đầu tư để nâng cấp mặt đường - do nền đường quốc lộ 1 sau khi
cải tạo vẫn còn bị ngập lụt gây ách tắc giao thông mỗi khi có mưa lũ
vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là khu
vực miền Trung. Trong khi đó, với khoảng đầu tư cho đường Hồ Chí
(1)
Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, ký sự và tư liệu-Ban Liên lạc chiến sĩ Trường Sơn
TP. HCM, Trung tâm Thông tin Triển lãm TP.HCM XB 1999).
Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
viết về đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh