6
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Chúng tôi tiếp tục nêu bật thành tích của là chí sĩ Trần Cao Vân, người
đã cùng với các yếu nhân của Việt Nam Quang phục Hội tại các tỉnh miền
Trung vận động vua Duy Tân tham gia cuộc khởi nghĩa năm 1916. Cho dù,
Trần Cao Vân cùng các đồng chí như Thái Phiên, Phan Thành Tài... bước
lên đoạn đầu đài thì tinh thần yêu nước vẫn sống mãi cùng non sông đất
nước. Mặc dầu cuộc khởi nghĩa năm 1916 thất bại, nhưng qua năm sau lại
nổ ra cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do anh hùng Lương Ngọc Quyến và Đội
Cấn chỉ huy. Qua cuộc khởi nghĩa này, ta thấy rõ được tinh thần yêu nước
của ngụy binh Việt Nam, cho dù bị cưỡng bức vào đội ngũ lính khố xanh,
lính khố đỏ để đàn áp phong trào cách mạng nhưng một khi được giác ngộ
về lý tưởng, lẽ phải họ sẵn sàng quay mũi súng bắn lại quân cướp nước!
Trong các nhân vật hoạt động cách mạng ở hải ngoại, chúng tôi đề cập đến
anh Phạm Hồng Thái đã ném tạc đạn giết Toàn quyền Merlin ở Sa Diện
(Quảng Châu - Trung Quốc); anh Lê Hùng Sơn - người đã nhận nhiệm vụ
cùng liệt sĩ Phạm Hồng Thái, sau sa vào tay giặc và bị án chém. Không chỉ
đánh kẻ thù bằng bom đạn, có người đánh bằng những vần thơ viết từ máu
và nước mắt. Ta có thể kể đến anh Phạm Tất Đắc - từ năm 17 tuổi đã dũng
cảm viết những vần thơ Chiêu hồn nước với tinh thần “Mỗi vần thơ: bom
đạn phá cường quyền” đánh thức “hồn nước” của quốc dân trong ách nô
lệ... Lịch sử nước nhà đã chứng minh một cách hùng hồn rằng, không một
lực lượng nào có thể dùng bạo lực để đàn áp tinh thần quật khởi của một
dân tộc anh hùng.
Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức có mặt trên vũ
đài chính trị - một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước nhà. Ta
có thể kể đến gương hy sinh dũng cảm của những người cộng sản trẻ tuổi,
như anh Nguyễn Phong Sắc - khi giữ chức bí thư Kỳ bộ Trung kỳ đã phát
động cao trào cách mạng mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận định:
“Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc khởi nghĩa vĩ đại làm chấn động nền thống trị của
chế độ thực dân và phong kiến hồi năm 1930 - 1931, mở đầu phong trào cách
mạng đưa đến những thắng lợi huy hoàng của nhân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân”. Trong khi đó, ở Nam kỳ hoạt động cùng
thời với anh còn có anh Châu văn Liêm - là một trong những người sáng lập
Đảng và hy sinh khi chỉ huy cuộc biểu tình rầm rộ ở Đức Hòa (Long An).
Ở miền Trung, chúng tôi viết về anh Nguyễn Nghiêm, người bí thư chi bộ