DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 71

70

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM

nợ nước, bà Quyên vẫn chưa yên thân với lũ giặc. Năm 1920, tại huyện
Phù Mỹ, Phù Cát (Bình Định) có vụ treo cờ giữa huyện đường - trên cờ
lại ký tên Trần Cao Phong. Nhà cầm quyền ngờ là phe đảng của Trần
Cao Vân nên bắt cả gia đình bà bị tống ngục. Năm sau không tìm ra
chứng cớ nên chúng phải trả tự do, nhưng buộc họ phải về Quảng Nam
chứ không cho cư trú tại Bình Định nữa. Tháng 6/1925 bà cùng đồng
chí của chồng là bà Trương Thị Dương đã bí mật đưa hài cốt hai ông
Trần Cao Vân, Thái Phiên từ hố chôn trong pháp trường An Hòa về an
táng gần Tháp Hòa thượng Kiết Mao thuộc xã Thủy Xuân (Huế). Sau
đó 11 ngày, việc cải táng có nguy cơ bị bại lộ, bà Dương lại từ Quảng
Trị vào Huế. Chờ lúc màn đêm buông xuống, bà đã bí mật đào hài cốt
hai ông đem qua chôn chung một mộ tại đồi thông Từ Hiếu (trên đường
lên Lăng Tự Đức). Hiện nay, ngôi mộ chung Thái Phiên và Trần Cao
Vân, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn
hóa cấp quốc gia.

Còn vua Duy Tân cùng vợ là bà Mai Thị Vàng bị đày sang đảo

Réunion. Đi cùng chuyến này còn có vua Thành Thái, bấy giờ đang bị
giam lỏng tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Sang đó một thời gian,
bà Vàng không chịu được phong thổ nơi đây nên đau ốm luôn. Bà xin
chồng cho về nước và được ngài đồng ý. Có lẽ do vậy nên mười năm
sau, ngài lại lập gia đình lần nữa với bà Fermande Antier. Chung sống
với bà Fernande Antier, Duy Tân có được bốn người con. Theo nhà
văn Nguyễn Đắc Xuân, ngài còn có thêm một bà vợ nữa là bà Maillot
Marie Ernestine, sinh được một con gái. Ngày 14/12/1945, cựu hoàng
Duy Tân được phép gặp riêng tướng De Gaulle tại Paris và dự kiến sẽ
được quay về Việt Nam. Thế nhưng, mười ngày sau trên chuyến máy
bay quay về Réunion để thăm gia đình và Thành Thái, máy bay chở
ông đâm vào núi Bangui (Cộng hòa Trung Phi). Cho đến nay cái chết
bất ngờ của Duy Tân vẫn còn là một bí ẩn của lịch sử. Tháng 4/1987,
Nhà nước ta và gia đình cựu hoàng Duy Tân tổ chức đưa hài cốt của
ngài về an táng tại Huế.

Ngưỡng mộ hành động oanh liệt của những người anh hùng hy sinh

vì nước, ngoài Côn Đảo, các nhà cách mạng đã có thơ ca ngợi. Trong Thi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.