NHỮNG LỰC CHUYỂN CỦA HAI THẬP KỶ TỚI
Tôi luôn quan niệm là dân có giàu thì nước mới mạnh, mới được nước khác
kính nể, và có phương tiện để tạo nên một xã hội công bằng, pháp trị và dân
chủ thực sự. Và mặc cho những biển động và các quốc gia đang hay hoay
tìm giải pháp cho các vấn đề trước mặt của mình, nền kinh tế của thế giới
vẫn tiếp tục đi tới (hay lui) trên con đường của nó theo những trào lưu có
thể tiên đoán từ những dữ liệu và tin tức trong kho kiến thức của nhân loại
trên đám mây Internet.
tôi không phải là một chuyên gia suốt ngày ngồi nghiên khảo nghiêm túc
như một giáo sư đại học hay một ứng viên viết luận án, nên tôi chắc chắn là
các kết luận của mình mang nhiều giới hạn và thiếu sót. Nhưng bù lại, kiến
thức thu lượm qua sách vở của tôi lại được bổ túc bởi những cuộc viếng
thăm cơ sở và trò chuyện cùng các doanh nhân đang chiến đấu hàng ngày tại
ground zero (thực địa thương trường) nên tôi nghĩ chúng có được góc cạnh
thực tế và khả thi hơn các luận án.
Theo tôi (và cần nhiều bổ túc từ Bạn của Alan - BCA), các lực chuyển sau
đây sẽ biến dạng nền kinh tế toàn cầu và tạo nên một môi trường xã hội khác
biệt cho thế hệ trẻ. Sự đoán bắt đúng lúc và thực thi giải pháp chính xác, khả
thi sẽ đem lại những trái quả ngọt ngào cho người nhập cuộc. Và như trong
bất cứ trò chơi nào, người thua cuộc cũng khá đông. Sự mất mát và rủi ro
luôn tiềm ẩn.
Trước hết, xin tóm lược
LỰC CHUYỂN 1: Văn hóa mới sẽ có màu sắc toàn cầu theo khuynh hướng
kinh tế thị trường và chính trị đa nguyên, dân chủ.
LỰC CHUYỂN 2: Dòng tiền đầu tư quay về Âu Mỹ.
LỰC CHUYỂN 3: Công nghệ cao sẽ biến đổi nhiều mô hình kinh doanh và
cách thức chúng ta sinh hoạt
LỰC CHUYỂN 4: Các quốc gia mới nổi mất nhiều lợi thế cạnh tranh trong
chi phí sản xuất công nghiệp