Lực CHUYỂN 1: VĂN HÓA TOÀN CẦU
Định nghĩa về văn hóa: "Văn hóa bao gồm tín ngưỡng, thang giá trị, tập
quán, văn học nghệ thuật, lối sống cách tư duy, cách hành xử, lối làm việc...
tại một nơi chốn nào đó, của xã hội hay tổ chức".
{Beliefs, set of value, customs, arts, way of life, way of thinking, behaving,
working in a particular place, society or organization - theo từ điển
Merriam-Webster).
Gần đây, một đại gia Việt mắng tôi là thiếu văn hóa vì tôi dùng chữ Drop
Dead của Tổng Thống Ford khi thành phố New York nhờ Tòa Bạch Ốc cứu
trợ vào năm 1975. Tôi có thêm một trận cười khi một BCA suất hiện tại một
buổi nói chuyện của tôi ở Hà Nội với chiếc T-shirt in dòng chữ “Xin... Drop
Dead” (bỏ vài chữ)... Theo như định nghĩa trên, chúng ta có thể thiếu tiền,
thiếu tình, thiếu kinh nghiệm hay thiếu kiến thức (thiếu giáo dục?), nhưng
không thể thiếu văn hóa được. Văn hóa chắc chắn là rất khác biệt tại nhiều
môi trường khác nhau... nhưng văn hóa “nhậu” hay “nổ" hay “ăn cắp” hay
“tham nhũng” hay “nói dối” cũng là một loại văn hóa đặc trưng không chối
bỏ được.
Thêm vào đó, tôi còn bị một độc giả phê bình là có văn hóa “lai căng”. Ở
Việt Nam, người dùng chữ lai căng để mắng ai thường mang chút trịnh
thượng và đạo đức giả. Nhưng khi tôi suy ngẫm thêm, thì tôi nhận ra là mình
lai căng thật. Qua Mỹ từ năm 18 tuổi, tôi sống đến ba phần tư đời mình tại
nhiều nước xa lạ, và quả thực, văn hóa khác biệt của khắp nơi thấm sâu vào
tư duy cũng như thói quen, tạo nên một con người Alan rất nhiều góc cạnh.
Xấu hay tốt, suốt 69 năm qua, đó là một văn hóa lai căng tôi không thể phủ
nhận.
Tuy nhiên, tôi muốn báo cho mọi người biết là đến thế hệ tới thì có lẽ hơn
95% giới trẻ toàn cầu sẽ mang nhãn hiệu “lai căng” (5% còn lại là những
người rừng, hay đội quân Hổi giáo cực đoan, hay những người dân lành sinh
ra và lớn lên ở Bắc Triều Tiên). Mỹ thường được xem như là một melting