bình thường. Hai là, chúng ta không được phân tích qua mọi góc nhìn, dù
khách quan hay chủ quan, vì những vùng cấm kỵ, nhậy cảm…đã được pháp
luật rào lại.
Thử tưởng tượng, một bác sĩ chuẩn bệnh cho bệnh nhân nhận 3, 4 kết quả
khác nhau về các thử nghiệm; rồi lại bị cấm đụng đến gần như 80% các phần
thân thể. Chỉ một kết luận: bỏ nghề đi làm …thầy bói.
4. MỌI SỬA ĐỔI PHẢI BẮT ĐẦU TỪ NỘI TẠI
Trước hết là tư duy và bản thân của người đang nắm giữ quyền lực của việc
thay đổi. Sau đó đến sự đồng ý của mọi phe nhóm đang ủng hộ mình. Đây
thường là một sứ mệnh bất khả thi, nhất là tại các tổ chức phức tạp và lâu
đời.
Cách đây sáu tháng, Tập Cận Bình có “quyết liệt” đổi mới cơ chế của kinh
tế Trung Quốc theo các quy luật thị trường để cạnh tranh hữu hiệu hơn trên
toàn cầu. Sau một loạt các nghị quyết hành chánh rất ấn tượng, mọi việc đã
im lặng như cũ. Ông ta đã thất bại trong việc “hành” vì không lấy được đồng
thuận của các nhóm lợi ích trong phe nhóm. Hiện tượng này còn có tên là
“bứt giây động rừng” trong dân gian.
Năm 1977, Đặng Tiểu Bình, dù chưa chắc đã giỏi hơn, đã thực hiện được
một cách mạng đổi mới cơ chế kinh tế của Trung Quốc. Lý do đơn giản là
họ Đặng không phải đối đầu với các nhóm lợi ích nhiều quyền lực. Kinh tế
Trung Quốc lúc đó còn quá nghèo, GDP thua cả những xứ nhỏ hơn như Đài
Loan, Hồng Kông…
Một thí dụ gần đây là sự kiểm soát quyền lực của Kim Ủn Ỉn xứ Bắc Triều
Tiên. Sau khi hành quyết ông dượng Jang, các nhóm lợi ích gần như biến
mất (hoặc bị xử tử hoặc đào thoát ra nước ngoài).
5. GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG.
Một doanh gia Mỹ có nói, “bạn cho tôi biết 10 người bạn thân thiết quanh
bạn, tôi sẽ mô tả chính xác đến 80% bản thân, cá tính và hoàn cảnh của
bạn”. Suốt ngày cứ tụ tập với bọn du thử du thực thì khó mà tưởng tượng