Hệ thống quản lý các dịch vụ y tế sẽ phức tạp hơn với sự can thiệp sâu hơn
về tài chính và quản trị của các chính phủ, những khám phá mới lạ và thử
nghiệm sẽ nhiều hơn trong quy trình sản xuất và tiếp thị dược phẩm, cũng
như những dữ liệu cá nhân từ “big data”. Số lượng bệnh viện và lương cho
bác sĩ y tá sẽ giảm, các thị trường mới cho y tế là lớp người già hơn tại Âu
Mỹ và giới trung lưu tại các quốc gia mới nổi.
Giáo dục toàn cầu cũng sẽ biến dạng vì sự lan tỏa khóa học online và những
chương trình giảng dạy mang nhiều tính thực tiễn. Các đại học truyền thống
như Ivy League - Stanford, MIT, Oxford... vẫn giữ được hào quang và
thương hiệu nhờ quyền lực, tiền bạc từ các cựu sinh viên; nhưng các đại học
trung bình ở phương Tây sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ những mô hình mới,
sáng tạo và “phản động (học)” (disruptive), Bài-viết của Economist về
digital degree (bằng cấp thời đại kỹ thuật số - đăng trên GNA) cho chúng ta
một khái niệm về những thay đổi này.
Xem bài viết qua link:
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/con-dia-chan-cua-nganh-giao-
duc.html
Từ kỹ năng đào tạo qua các định chế giáo dục, hay việc tự tìm học qua
nghiên khảo riêng, online và offline, giới trẻ sẻ có cơ hội làm những công
việc mình đam mê thay vì chạy theo đám đông chỉ để kiếm cơm áo gạo tiền
cho gia đình. Với sự phổ biến càng ngày càng rộng của những chương trình
xã hội từ chính phủ để bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi người dân, áp
lực để có được nguồn tài chính cá nhân ổn định cũng giảm thiểu.
SỞ THICH VA SANG TẠO TRONG GIẢI TRI
Lĩnh vực giải trí cũng sẽ tăng trưởng mạnh tại các quốc gia phương Tây và
trong thành phần trẻ, trung lưu của những quốc gia đang nổi. Mỗi cá nhân sẽ
sở hữu một chiếc smartphone có các chức năng thu thập nội dung từ TV,
Internet, video games, âm nhạc, hồ sơ cá nhân... cũng như một công cụ để trị