DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 99

“Me too - Tôi cũng thế”, phổ biến hiện nay.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam còn đứng trước bài toán thiếu vốn
trầm trọng. Đối diện với khó khăn như vậy ngoài kênh ngân hàng thì các
doanh nghiệp hướng tới lên sàn chứng khoán để huy động vốn. Tuy nhiên sự
suy giảm của thị trường chứng khoán khiến cho ý định này gặp nhiều khó
khăn.

TS Alan Phan đã chỉ ra một phương pháp rất cổ điển nhưng các doanh
nghiệp Việt Nam hầu hết chưa áp dụng. Đó là M&A doanh nghiệp. Để
thuyết phục các doanh nhân, TS đã kể lại câu chuyện của bản thân ông.

Công ty của tôi lúc đó có doanh thu khoảng 6-7 triệu đô la, đã niêm yết
trên thị trường chứng khoán, nhưng thanh khoản rất kém. Khi đó 1
người bạn giới thiệu mua lại 1 nhà máy sản suất hộp giải mã tín hiệu
truyền hình (cable box) có mức lợi nhuận sau thuế khoảng 1 triệu đô
la/năm
.

Tôi mua lại nhà máy đó với 2 triệu đô la là cổ phiếu của chính mình,
còn 2 triệu đô la là tiền vay bạn bè
”.

Sau đó cổ phiếu của ông được thị trường chú ý tới do doanh thu đột biến
tăng từ 6 triệu đô la lên 120 triệu đô la. Từ đó ông có tiếng tăm nhất định do
sở hữu 1 công ty khá lớn với 1.000 nhân công, doanh thu hàng năm hơn 100
triệu đô la tại Mexico.

Như vậy chỉ bằng biện pháp đòn bẩy tài chính thông qua M&A, một công ty
có doanh thu chỉ 6 triệu đô la đã tăng doanh thu lên gấp 20 lần. Nếu chỉ kinh
doanh thông thường thì đó sẽ là con đường rất dài, thậm chí không phải
doanh nghiệp nào cũng có thể đi đến đích.

Phương pháp hiệu quả nhưng tại Việt Nam các doanh nghiệp dường như
không mấy quan tâm, thậm chí không mấy thiện cảm vì lo ngại mất công ty,
mất quyền lợi cá nhân. Đó là tập quán, cũng cần thay đổi. Hãy suy nghĩ
“Think out of box” các doanh nghiệp mới có cơ hội vươn ra thế giới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.