Chương IV: Tính tương đối của Tồn tại
4.1 Thông diễn sự tồn tại
4.2 Luận cứ Lôgíc
4.2.1 Luận cứ Vị nhân Cuối cùng (The Final Anthropic
Argument)
4.2.3 Luận cứ Tiên đề hóa
4.2.3a Thông diễn
4.3 Bác bỏ các phản bác thông thường
4.3.1 Không tương thích với các định lý của Gõdel?
4.3.2 Không tương thích với tính Ngẫu nhiên Lượng tử?
4.3.2 Lập luận đáp ứng Hữu thần luận
4.4 Kết luận
Chú thích
Tính Tương đối của Tồn tại
4.1 Thông diễn sự tồn tại
Dầu vật lý học hiện đại thành công trong việc xây dựng các lý thuyết toán
học có thể dự đoán kết quả các thí nghiệm quy mô lượng tử, sự thông diễn vật
lý các lý thuyết này vẫn còn gây nhiều tranh biện nghị luận. Mặc dầu toán học
vật lý lượng tử được hiểu biết rõ ràng, nhiều cách thông diễn vật lý liên hệ trực
tiếp tới các câu hỏi cơ bản tại sao chúng ta tồn tại và tồn tại có nghĩa là gì, và
đã chia rẽ cộng đồng khoa học thành nhiều phái triết học khác nhau: nào là
thông diễn cổ điển Copenhagen chọn ngẫu nhiên và quan sát viên làm trọng
điểm, - nào là cơ học tính Bohm, tức quan điểm xác định và vô quan sát viên
của Broglie và Bohm, - nào là lý thuyết ngẫu nhiên và vô quan sát viên của
Ghirardi-Rimini-Weber, - nào là quan điểm 'it from bit' của Wheeler, - nào là
các thông diễn khác nhau về Nhiều Thế giới như thuyết Ultimate Ensemble.