DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 11

thường, bởi mỗi chúng ta đều là một cá thể, có bộ não riêng biệt nên sẽ
có ý thức, tư duy, tình cảm, hành vi khác nhau. Con cái chúng ta cũng
vậy, đặc biệt là những trẻ trong tuổi dậy thì. Vì thế, khi cha mẹ ép buộc
suy nghĩ của mình cho trẻ, chúng sẽ dễ nảy sinh sự phản kháng, trở nên
không nghe lời.

Cậu con trai bốn tuổi của anh Sơn rất bướng bỉnh, bố nói một câu sẽ cãi lại
mười câu, giọng điệu rất hùng hồn, đầy lý lẽ. Ví dụ, khi con chưa dọn xong
đồ chơi đã đi xem ti vi, anh Sơn nói: “Con chưa dọn xong đồ chơi thì không
được xem ti vi.”, cậu bé sẽ cãi lại: “Con có quyền quyết định khi nào thì dọn
đồ chơi”. Nếu anh Sơn tức giận tắt ti vi đi thì nó sẽ kêu lên: “Bố không được
can thiệp vào quyền tự do của con”.

Biểu hiện của trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi cha mẹ chúng. Chẳng hạn như

cậu bé ở ví dụ trên, nếu nhìn nhận ở góc độ sự việc thì thấy câu nào của
cậu cũng có lý. Hành vi này là không sai, có chăng chỉ là thiếu sự tôn
trọng cha mẹ. Nhưng xét cho cùng, nguyên nhân dẫn đến hành vi trên
là do cha mẹ không tôn trọng trẻ từ đầu, bởi vậy, cha mẹ nên tôn trọng
trẻ, yêu cầu trẻ một cách hợp lý, nếu không, trẻ sẽ rất dễ trở nên không
nghe lời.

Bé Hường được năm tuổi, thông minh và lanh lợi, để đạt được mục đích, bé
biết dùng đủ mọi lý do thuyết phục cha mẹ, chẳng hạn như tại sao lại không?
tại sao lại như vậy? chúng ta có thể làm gì?…
Một lần, mẹ muốn đưa bé đến nhà bà ngoại, trước khi ra khỏi nhà, mẹ giục
bé nhanh chóng thay quần áo, bé lập tức đáp lại: “Tại sao lại phải nhanh ạ?
Nhà bà ngoại có chạy mất đâu”, “Mẹ bảo con làm việc gì cũng phải cẩn
thận, nhẫn nại cơ mà!”, “Bà ngoại luôn nói phải từ từ mà làm, không nên vội
vàng”. Lời nói của bé khiến mẹ cảm thấy bối rối.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là những trẻ thích “nói lý”, với

những trẻ này, cha mẹ nên giảm bớt việc thuyết giáo những đạo lý lớn,
chú ý yêu cầu trẻ làm những việc cụ thể. Có thể lấy ví dụ từ những việc
trẻ đã trải qua để chỉ dẫn cụ thể cho chúng. Trong ví dụ trên, nếu trẻ nói
“nhà bà ngoại không chạy mất được”, thì cha mẹ có thể đáp lại là
“nhưng bà sẽ lo lắng”; trẻ nói “mẹ bảo làm việc gì cũng phải cẩn thận,
nhẫn nại”, hãy trả lời lại “trường hợp đặc biệt, con cũng cần khẩn
trương”, nếu không, lần sau trẻ sẽ dùng câu nói đó làm lý do cho mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.