chúng.
Nếu trẻ không muốn thực hiện yêu cầu, cha mẹ nên kiên quyết giữ
vững lập trường, vì phần lớn trẻ khi nhận ra kêu khóc không có tác dụng
thì tự chúng sẽ biết dừng lại.
☘ CHO TRẺ BIẾT AI LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN TRONG NHÀ
Đôi khi, cha mẹ thường nói với trẻ những câu như: “Hãy làm như bố
mẹ nói”. Nhưng câu nói như vậy quá đơn giản và cứng nhắc, dù rằng nó
đã phản ánh đúng trọng tâm nội dung cha mẹ muốn biểu đạt. Thay vào
đó, cha mẹ hãy dùng những từ ngữ cụ thể, vừa thể hiện được uy quyền,
vừa cho thấy cha mẹ tôn trọng trẻ, ví dụ: “Nếu mẹ cho phép con không
mặc áo khoác vào và ra ngoài, thì mẹ đã không làm tròn trách nhiệm
của mình”.
Trong cuộc sống, nên dùng những từ ngữ rõ ràng, mạch lạc. Trên
nhiều phương diện, quyền lực của cha mẹ là không thể phủ nhận được,
cha mẹ nên là người có quyền quyết định trong gia đình.
☘ DẠY CON DÙNG NHỮNG TỪ NGỮ LỄ PHÉP KHI TRÒ CHUYỆN
Có những bậc cha mẹ cho rằng, ý thức tự thể hiện là một hành vi
lành mạnh, vì thế, cho phép con gào khóc để bày tỏ cảm xúc. Thật ra,
sau khi cãi lại cha mẹ, phần lớn trẻ nhỏ đều cảm thấy có lỗi, thậm chí sợ
hãi. Nếu mẹ không bận tâm đến những hành động vô lý của trẻ, thì dần
dần, chúng sẽ không để tâm đến hành động của mình liệu có ảnh hưởng
đến người khác không. Đồng thời, cha mẹ nên thể hiện rõ thái độ “cần
tôn trọng người khác”, phải tuyên bố rõ ràng với trẻ: “Bố mẹ không
thích con dùng lời nói làm tổn thương người khác”, hoặc “Con hãy xin
lỗi người mà con đã làm họ tổn thương”.
☘ LÀM MẪU CHO TRẺ CÁCH TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
Cha mẹ nên dạy con biết rằng, thể hiện sự cảm kích cũng là một cách
tôn trọng. Ví dụ, bạn có thể khen cô giáo trước mặt trẻ; hoặc cùng phụ
huynh trong lớp viết thiệp hỏi thăm khi cô ốm, cho trẻ ký tên lên đó.
Những biểu hiện nhỏ đó sẽ giúp trẻ hiểu rằng: mọi người đều đang cố
gắng làm việc vì trẻ, họ đáng được tôn trọng.
☘ CHO TRẺ CHỊU HẬU QUẢ KHI KHÔNG TÔN TRỌNG NGƯỜI