DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 147

nên khuyến khích; khi trẻ tỏ ra sợ giao tiếp, hãy trò chuyện giúp chúng
giải tỏa căng thẳng, tạo cơ hội giao tiếp cho chúng. Dù thế nào cũng
không được ngăn cản bạn bè của trẻ đến chơi chỉ vì muốn nhà cửa sạch
sẽ, yên tĩnh.

☘ CHA MẸ LÀM TẤM GƯƠNG TỐT CHO TRẺ

Cha mẹ là người thầy đầu tiên, gia đình là trường học đầu tiên của

trẻ. Những lời nói, hành động đong đầy yêu thương của cha mẹ là mạch
nguồn nuôi dưỡng tâm hồn tươi đẹp cho chúng. Nếu cha mẹ thường
xuyên nói những lời lễ phép như: “Để cháu giúp bà!”, hoặc có thái độ,
hành động hiếu kính với ông bà, điều này sẽ khiến trẻ có ý thức tích cực
noi theo.

Hàng ngày, cha mẹ nhiệt tình giúp đỡ mọi người, hăng hái tham gia

hoạt động xã hội, có quan hệ tốt với đồng nghiệp, hàng xóm, không so
đo tính toán mà dùng thái độ bao dung để xử sự, tất cả những chi tiết
tưởng chừng như nhỏ nhoi ấy đều sẽ trở thành thói quen tốt cho trẻ
trong quá trình trưởng thành.

☘ CHÚ TRỌNG BỒI DƯỠNG TỐ CHẤT TÂM LÝ

Một người giao tiếp tốt cần có những phẩm chất và nhân cách tốt, ví

dụ như lương thiện, thành thực, giữ chữ tín, chân thành, phóng khoáng,
hiểu lòng người… Những tố chất này cần được bồi dưỡng thường xuyên
trong cuộc sống thường ngày.

☘ NẮM VỮNG BỐN ĐIỂM TRONG KHI DẠY TRẺ GIAO TIẾP

1. Đảm bảo cho trẻ có đủ thời gian vui chơi với bạn, để chúng cùng

nói chuyện, cùng chơi đùa, cùng làm bài tập.

2. Giao cho trẻ và bạn cùng đảm nhận một nhiệm vụ nhất định, hoàn

thành nhiệm vụ ấy bằng những hoạt động trong khả năng của chúng.

3. Khích lệ trẻ tự giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ với bạn bè.

4. Tạo cơ hội cho trẻ tìm việc làm thêm, để trẻ rèn luyện kỹ năng

giao tiếp.

☘ KHUYẾN KHÍCH TRẺ MỜI BẠN VỀ NHÀ CHƠI

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.