những việc gì. Nếu bình thường trẻ có thói quen ghi lại chi tiêu, cha mẹ
có thể căn cứ vào đó chỉ dẫn trẻ xem cái nào nên tiêu, cái nào không
nên, để chúng hình thành khả năng tự quản lý tài chính.
Qua việc ghi chép lại chi tiêu, trẻ sẽ biết cách tiêu tiền hợp lý, sửa
được tật tiêu xài hoang phí; đồng thời cũng giúp chúng hình thành thói
quen làm việc gì cũng có kế hoạch, theo quy luật, tăng cường khả năng
tự quản lý bản thân và tài chính. Trẻ hiện nay tiêu tiền hoang phí, căn
nguyên là do thói quen không tốt của cha mẹ. Ví dụ, trẻ cứ xin tiền là
cha mẹ cho, tuy đôi lúc cũng hỏi trẻ dùng vào việc gì, nhưng nếu trẻ nài
nỉ thì cuối cùng vẫn cho. Từ đó, trẻ sẽ có thói quen cứ hết tiền là xin, vì
lần nào xin cũng được nên sẽ cho rằng nhà mình có rất nhiều tiền. Điều
này thật nguy hiểm, khiến trẻ nghĩ nhà là cái kho tiền, chúng sẽ không
nhận ra khó khăn của gia đình, không quan tâm đến sự vất vả của bố
mẹ.
Thông qua ghi chép, trẻ mới thực sự biết mình có bao nhiêu tiền.
Nếu không ghi lại, trẻ sẽ không biết mình đã tiêu bao nhiêu, còn lại bao
nhiêu. Khi ghi lại, mọi khoản chi tiêu đều được rõ ràng, trẻ sẽ nhận thấy
mình tiêu pha lãng phí thế nào.
❋ LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋
Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ biết tiêu tiền hợp lý ngay từ khi còn nhỏ.
Dưới đây là một vài gợi ý để cha mẹ tham khảo.
☘ CHA MẸ LÀM MẪU RỒI CHO TRẺ TỰ GHI CHÉP
Nếu trẻ còn nhỏ, hoặc không biết ghi chép thế nào, thì lúc đầu cha
mẹ có thể ghi giúp trẻ những khoản cần tiêu trong một tuần tới, sau đó,
sẽ bổ sung những khoản chi thêm, dần dần hình thành cho trẻ thói
quen ghi chép. Sau vài lần, cha mẹ có thể để trẻ tự viết. Làm như vậy, sẽ
giám sát được khuynh hướng tiêu tiền của trẻ, nếu phát hiện điều gì
không tốt thì kịp thời sửa chữa.
☘ DẠY TRẺ TÍNH TOÁN CHI LI
Quá trình ghi chép chi tiêu chính là quá trình giáo dục, thông qua
những con số đó để trẻ hiểu cha mẹ là người vất vả kiếm tiền, nên cần
phải tiêu ra sao. Khi nhìn vào bản ghi chép, chắc chắn trẻ sẽ nghĩ, mình
còn bao nhiêu tiền, tiêu số tiền này thế nào? Quá trình suy nghĩ là quá