lại.
“Con trai tôi học môn tiếng Việt rất kém, cũng rất ghét môn này. Tôi từng dỗ
dành, mắng mỏ, thậm chí là đánh nhưng nó vẫn không thích học. Một hôm,
khi đang đọc báo tôi chỉ vào một lỗi chính tả và nói: “Đơn giản thế này mà
cũng sai được”.
Con trai tôi lập tức chạy đến, thích thú hỏi: “Đâu hả mẹ? Cho con xem với”.
Lúc ấy, tôi nhận ra cơ hội để con học đây rồi, thế là tôi nói: “Bài báo này có
hai chỗ sai, mẹ tin là con trai thông minh của mẹ sẽ tìm ra được.”
Thế là, con tôi đọc hết bài báo đó và chỉ ra được một chỗ sai.
Sau này, tôi thường xuyên cầm sách ra nói với con: “Con trai, con đọc quyển
này xem thế nào, liệu có chỗ nào sai không?”. Cứ nhiều lần như vậy, dần dần
việc đó trở thành trò chơi giữa chúng tôi. Mỗi lần như vậy con tôi đều đọc
sách rất vui vẻ.
Vì lượng đọc của trẻ tăng lên nên điểm số môn ngữ văn cũng cao
hơn. Không chỉ như vậy, hứng thú học tập của cậu bé cũng được nâng
cao, khi cần học, cậu bé sẽ tự giác học mà không cần phải để cha mẹ
nhắc nhở. Muốn trẻ thích học phải khiến trẻ có nhu cầu thu nhận kiến
thức mới. Vì thế, cha mẹ cần phải có kỹ năng nhất định trong việc giáo
dục và chỉ dẫn trẻ, không được để trẻ thấy chán, phải khiến chúng cảm
thấy chưa thỏa mãn với kiến thức mình đã có, từ đó thích thú học tập
hơn.
❋ LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋
Nếu trẻ thật sự không thích học thì cha mẹ cũng không cần phải quá
lo lắng, càng không nên ép buộc trẻ học. Chỉ cần cha mẹ có phương
pháp, sách lược đúng đắn thì không khó để khiến trẻ thích học.
☘ CHA MẸ LÀM TẤM GƯƠNG HIẾU HỌC
Cha mẹ trước tiên phải làm gương cho con, nếu cha mẹ hiếu học thì
trẻ dần dần cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Điều này có thể thấy được từ những
gia đình theo con đường văn học nghệ thuật.
Nếu bình thường, con trẻ không nhận thấy cha mẹ yêu thích việc học
tập thì việc cha mẹ bồi dưỡng hứng thú học tập cho con sẽ không đạt