DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 65

trăm hình nộm đồ chơi, hơn nữa cậu còn đòi cha mẹ mua liền một lúc 30
con giống hệt nhau.
Bố hỏi: “Con đã có đủ mọi kiểu rồi còn gì? Mua lại làm gì?”
Tuấn bực dọc đáp: “Kệ con, con muốn mua!”.
Đi học mẫu giáo, Tuấn thích chỉ huy bạn khác, tuy cô giáo nhắc nhở bố mẹ
Tuấn nên thay đổi cách giáo dục của mình nhưng họ thấy điều đó chẳng
quan trọng. Khi lên tiểu học, Tuấn bắt đầu gặp rắc rối - kết quả học tập của
em luôn đứng cuối cùng của lớp, hơn nữa còn thường xuyên gây rối ở trường.
Vì thành tích học không tốt, nhưng Tuấn lại muốn mọi người quan tâm, nên
em thực hiện những hành động để gây chú ý như quấy rối bạn khác, đặt biệt
danh cho bạn bè, thầy cô…

Trong ví dụ trên, cha mẹ Tuấn đã dung túng những thói quen xấu từ

nhỏ, khiến em không biết nghe lời và tôn trọng người lớn, lại có tính ích
kỷ, ngang ngạnh, chỉ biết đến bản thân. Tình yêu con như vậy, dù bên
ngoài có vẻ là tốt nhưng thực chất là làm hỏng con. Yêu không chỉ là
cho đi, yêu có nghĩa là cho và không cho một cách hợp lý, khen thưởng
và phê bình cũng hợp lý, là sự trừng phạt, khuyên răn, dạy bảo, khuyến
khích, nhắc nhở, an ủi con đúng cách.

Nhiều cha mẹ không hiểu rằng, thái độ giáo dục tốt nhất phải là kết

hợp giữa yêu thương và quản lý con, hai mặt này không đối lập mà luôn
trợ giúp nhau, không thể thiếu được một trong hai. Quản lý không có
nghĩa là làm giảm bớt tình yêu của cha mẹ với con, mà đó chính là thể
hiện tình yêu của cha mẹ. Xử phạt hợp lý không nói lên việc cha mẹ đã
làm gì “với” trẻ mà cho thấy cha mẹ đã làm gì “cho” trẻ.

❋LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋

Cha mẹ nào cũng muốn con có những phẩm chất tốt đẹp như thân

thiện, biết cảm ơn, trung thực; bởi vậy, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ từ khi
chúng còn nhỏ chứ không nên chỉ biết trông chờ. Cha mẹ có nghĩa vụ
dạy trẻ biết tôn trọng người khác và có tinh thần trách nhiệm. Đương
nhiên, không phải ngày một ngày hai là thay đổi được thói quen cưng
chiều trẻ. Cha mẹ nào cũng muốn trẻ trở thành người tốt trong xã hội,
nhưng điều đó đòi hỏi cha mẹ phải có phương pháp dạy thích hợp nhất.

Muốn thay đổi thói quen dung túng trẻ của mình, cha mẹ cần chú ý

năm điểm sau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.