DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 94

Hôm đó, đã hơn mười một giờ đêm, Nguyệt làm việc cả ngày rất mệt, chỉ
muốn đi ngủ, nhưng con gái vẫn chơi rất vui vẻ. Nguyệt dỗ con: “Ngoan nào,
chúng ta đi ngủ thôi”. Con gái lắc đầu, tỏ ý muốn chơi tiếp. Nguyệt chẳng nói
chẳng rằng, cởi hết quần áo khoác ngoài của con ra, ôm con vào chăn, con
gái khóc thét lên đòi chui ra.
Nguyệt mềm lòng, nghĩ bụng: Cứ cho nó chơi thêm một chút vậy. Vậy là
Nguyệt cho con chơi nửa tiếng nữa rồi mới bảo đi ngủ. Nhưng lần này, con
gái cũng không chịu đi ngủ; thậm chí còn khóc to hơn, Nguyệt nổi giận, phát
vào mông con vài cái.
Con khóc nấc lên ấm ức, tay chỉ ra cửa với ý muốn đi chơi nhà bà ngoại.
Nguyệt đẩy con ra khỏi giường, thầm nghĩ: Bướng thật đấy! Lúc này, con gái
bò dậy, vừa khóc vừa đánh lên người mẹ.

Hành động của con gái khiến Nguyệt nhận ra tuy con còn nhỏ, vẫn

chưa biết nói nhưng nó đã có suy nghĩ riêng của mình, bởi nó là một cá
thể độc lập. Cha mẹ không thể dùng quyền lực của mình cưỡng ép con
làm những việc chúng không thích, nên đối đãi bình đẳng với chúng.
Hãy bước vào thế giới nội tâm của trẻ, trở thành người bạn tâm giao của
con, vì giáo dục trẻ, ở góc độ nào đó có nghĩa là luôn theo sát và ủng hộ.

“Nếu bạn từ bỏ quyền lực, từ bỏ cảm giác hơn người thì cơ hội bạn

được trẻ tin tưởng và tôn kính sẽ nhiều hơn”- nhà giáo dục học người
Đức Helga Gürtler đã nhắc nhở chúng ta như vậy. Thế nhưng, không có
nhiều cha mẹ làm được điều đó.

Một em học sinh trung học mười lăm tuổi, ở nhà với cha mẹ thì lầm

lầm lì lì, không nói không rằng, bị cha mẹ mắng thì đỏ mặt tía tai, gân
cổ cãi lại; nhưng trước mặt bạn bè thì em lại luôn tươi cười vui vẻ. Điều
này khiến mẹ em thật sự không hiểu, không hiểu tại sao mình lại có đứa
con ngỗ nghịch như vậy. Còn trong mắt con, mẹ lúc nào cũng thích ra
oai.

Quan hệ giữa con cái và cha mẹ xa cách, nguyên nhân phần lớn là từ

phía cha mẹ. Bạn ép buộc con theo ý mình, dù sai - đúng thế nào cũng
bắt chúng chấp nhận, như thế sao trẻ phục được? Chúng sẽ nghĩ, tại sao
mình làm sai thì bị đánh, nhưng mẹ sai lại chẳng ai phạt? Chỉ vì mẹ lớn
hơn sao?

Muốn xóa bỏ thái độ chống đối, không nghe lời của trẻ, trước tiên

hãy loại bỏ quan niệm giáo dục cổ hủ, đừng dùng thái độ bề trên để đối
xử với con, mà nên trò chuyện, giao lưu bằng thái độ bình đẳng, chân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.