DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 47

trẻ có cảm nhận thế nào về cha dượng/mẹ kế - là thành phần cốt yếu của shalom bayit
phải được răn dạy tích cực. Nếu bạn đang phải đấu tranh với các vấn đề nuôi dạy con tiền
hoặc hậu ly hôn, tôi khuyến khích bạn nên tìm đọc cuốn sách thiết thực, tế nhị và hài hước
của Anthony Wolf có tựa đề Why did you have to get a divorce? And when can I get an
Hamster?

Dạy trẻ tôn kính người lớn trong các tình huống khó khăn là sự chuẩn bị tốt cho trẻ học

cách giữ bình tĩnh với giáo viên quá cứng nhắc hoặc ông chủ thô lỗ mà sau này có thể con
sẽ phải đối mặt. Khi ông bà nội nói lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc bẹo má cháu quá mạnh, hay
khi cha dượng bước vào nhà và ngồi vào chiếc ghế vốn là ghế của bố, trẻ cần phải học cách
xử lý sự bất tiện này. Gia đình là phòng thí nghiệm và bạn đang dạy con môn khoa học đời
sống.

Dạy con biết tôn trọng không chỉ ở nhà

Xét theo nghĩa hẹp nhất, Derech eretz

(3)

nghĩa là phép xã giao và cung cách đúng đắn, và

theo nghĩa rộng nhất, đó là tiêu chuẩn đối với hành vi cao quý, xứng đáng được tôn trọng.
Các bậc hiềnnhân dạy rằng, nếu người Do Thái thể hiện đức tính derech eretz nhưng không
hoàn thành các nguyên tắc khác trong Ngũ thư Kinh Thánh, họ vẫn sẽ được Thiên Chúa
khoan hồng. Derech eretz dạy chúng ta hãy luôn luôn tế nhị với cảm xúc của người khác.
Cơ hội để thực hiện Derech eretzbao gồm chào hỏi người khác, mời họ vào nhà, và trò
chuyện về người khác một cách kính trọng, bất kể họ có ở trong tầm nghe không.

Do Thái giáo nói rất nhiều về sự tế nhị vì đây được coi là thành tố cốt yếu của cộng đồng

n định và toàn vẹn. Chúng ta được dạy phải chào hỏi người khác trước, ngay cả khi điều đó

nghĩa là ta phải sang đường để gặp họ, để họ không nghĩ rằng chúng ta cố tránh mặt họ.
Thậm chí, chúng ta còn được cho phép cắt ngang câu chuyện kể Shema - lời cầu nguyện
chủ chốt trong buổi lễ Do Thái, để đáp lời chào của người khác. Chào hỏi được coi là cử chỉ
lịch thiệp, hoặc ở mức độ cao hơn, là biểu tượng cho mong muốn nắm bắt mọi cơ hội thể
hiện lòng tôn kính đối với những con người mà Thiên Chúa tạo ra. Dạy trẻ cách cho đi và
đón nhận lời chào trở thành bài học không chỉ liên quan đến cung cách mà còn liên quan
đến sự rộng lượng về tinh thần.

Bạn có thể dạy con cách chào hỏi người khác bằng cách sử dụng một số bí quyết trong

các cuốn sách về nghi thức xã giao. Hãy nói với con bốn quy tắc cơ bản:

Nhìn thẳng. Bí quyết là nhìn vào mắt họ để xem màu mắt của họ là gì.

Bắt đầu chào hỏi bằng tên. “Em chào chị Sara,” “Con chào thầy Nachman ạ.”

Mỉm cười.

Lịch sự trò chuyện ngắn. Mọi người thường hỏi những đứa trẻ mà họ mới gặp những
câu hỏi khá riêng tư. “Cháu thích xem chương trình gì nào? Cháu có yêu em gái không?
Cháu có mến cô giáo không? Cháu có bạn trai chưa?” Hãy nói với trẻ trả lời các câu hỏi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.