DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 1 - Trang 80

gái phải thức dậy lúc 4 giờ sáng mỗi ngày để tập bơi trong 3 giờ trước khi đến trường. Cô không đủ
thời gian để tham gia tiệc tùng với bạn bè vào những tối thứ Bảy. Nhưng cô vẫn phải học và cố đạt
điểm cao như mọi người khác. Khi tôi hỏi điều gì đã thúc đẩy cô đến mức có sự hy sinh siêu phàm như
vậy, cô nói một cách đơn giản: "Tôi làm điều đó cho bản thân mình và cho những người mà tôi yêu
mến. Chính tình yêu đã giúp tôi vượt qua trở ngại và hy sinh.”

Một lý do hay một mục đích là sự kết hợp giữa cái “muốn” và cái “không muốn”. Khi người ta hỏi

tôi nguyên nhân của việc muốn trở nên giàu có là gì, tôi thường trả lời: đó chính là sự kết hợp giữa
những cảm xúc sâu sắc "muốn" và “không muốn”.

Tôi sẽ liệt kê ra vài ví dụ. Đầu tiên là cái “không muốn”, vì nó tạo ra cái “muốn”. Tôi không muốn

phải làm việc đầu tắt mặt tối suốt đời. Tôi không thích phải làm một nhân viên suốt đời. Tôi không
thích cha tôi luôn phải làm việc vất vả suốt đời và bị lấy đi phần lớn những gì ông ấy làm ra cho đến
chết. Người giàu thì không như thế. Họ làm việc tích cực và truyền lại mọi thứ cho con cháu mình.

Bây giờ là đến cái muốn. Tôi muốn rảnh rỗi đi du lịch vòng quanh thế giới và sống theo ý thích

của mình. Tôi muốn có thể làm được như thế khi mình còn trẻ. Đơn giản là tôi muốn được tự do. Tôi
muốn quản lý thời gian và cuộc sống của chính mình. Tôi muốn tiền bạc phải làm việc cho tôi.

Đó là những nguyên nhân sâu kín đã giúp tôi đứng dậy, bước đi tiếp sau những thua cuộc và vấp

ngã. Thế còn những ham muốn của bạn là gì? Nếu chúng không đủ mạnh mẽ, thực tế khó khăn của con
đường trước mặt có thể sẽ khiến bạn nản lòng đấy.

2. MỖI NGÀY TÔI ĐỀU CÓ NHỮNG LỰA CHỌN

Quyền lực của sự chọn lựa. Đây là lý do chính khiến người ta muốn sống trong một đất nước tự

do. Chúng ta muốn có quyền lựa chọn.

Lúc nhỏ, tôi rất thích chơi cờ tỷ phú và khi đã trưởng thành tôi vẫn rất thích chơi trò này. Tôi còn

có một người cha giàu, người đã chỉ cho tôi thấy sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản. Ngay từ lúc
còn nhỏ, tôi đã quyết phải trở nên giàu có, và tôi biết tất cá những gì mình phải làm là học cách kiếm
được tài sản, những tài sản thực sự. Người bạn thân nhất của tôi, Mike, đã có sẵn một cột tài sản trong
tay mình, nhưng anh vẫn chọn phải học để giữ và phát triển nó. Nhiều gia đình giàu có đánh mất tài sản
ở các thế hệ sau, đơn giản vì những thế hệ sau đó không được huấn luyện để trở thành những người
quản lý tài sản tốt.

Với 90% dân số, giàu có sẽ đem đến “lắm rắc rối”. Vì vậy mà họ nghĩ ra những câu nói như: “Tôi

không quan tâm đến tiền bạc”, “Tôi sẽ không bao giờ làm giầu”, “Tôi không phải lo lắng gì, tôi còn trẻ
lắm”, “Khi nào kiếm ra tiền, lúc đó tôi sẽ nghĩ đến chuyện tương lai” hay “Chồng, vợ tôi mới là:
người lo việc tài chính”. Vấn đề của những câu nói trên là chúng cướp đi từ những người chọn cách
suy nghĩ như vậy 2 thứ: một là thời gian, tài sản quý nhất của bạn, và hai là sự học hỏi. Bạn không có
tiền, đó không phải lý do để bào chữa cho việc không chịu học. Nhưng đó là cái mà hàng ngày chúng
ta lựa chọn, và thực hiện với toàn bộ thời gian, tiền bạc và cố nhét chúng vào đầu mình có là quyền
lực của sự chọn lựa. Tất cả chúng ta đều được chọn lựa. Tôi đã chọn được giàu có, và mỗi ngày tôi
đều lựa chọn như thế.

HÃY ĐẦU TƯ VÀO VIỆC HỌC TRƯỚC TIÊN: Trên thực tế, cột tài sản thực sự duy nhất

chính là trí óc của bạn, công cụ quyền lực nhất mà bạn có khả năng chi phối. Khi tôi nói về quyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.