"Một công ty cổ phần là một phiên bản hoàn, toàn khác của con. Nó không phải là
một phiên bản mở rộng của con. Nếu con muốn kinh doanh nghiêm túc, con sẽ không
muốn làm ăn với tư cách pháp nhân của con người con. Điều đó rất rủi ro, nhất là
trong thời đại ngày nay khi chuyện kiện tụng xảy ra như cơm bữa. Khi con muốn kinh
doanh, con muốn một hóa thân khác của con làm chuyện đó, có nghĩa là con sẽ không
làm ăn hay sở hữu tài sản dưới tên con.
Ý của người bố giàu là: "Người giàu không muốn sở hữu mà là muốn kiểm soát.
Và họ kiểm soát thông qua các công ty cổ phần." Điễu đó giải thích tại sao người bố
giàu lại rất coi trọng các yếu tố hình thức kinh doanh - thời gian - đặc điểm'.
Thời gian gần đây tôi đã chứng kiến một trường hợp đau lòng mà qua đó cho thấy
sự lựa chọn trong hình thức kinh doanh có thể giúp ngăn chặn một tai họa tiền bạc ụp
xuống một hộ gia đình.
Có một hộ gia đình kinh doanh các phụ tùng, máy móc và thiết bị rất thành công.
Cả hai vợ chồng chủ gia đình làm chủ sở hữu kinh doanh theo hình thức partnership.
Gia đình ấy cư ngụ lâu đời trong một thị xã, quen biết hết mọi người dân ở đây, và là
một gia đình giàu có. Hai vợ chồng ấy cũng rất nhiệt tình tham gia các hoạt động từ
thiện trong vùng. Bạn không thể tìm thấy một cặp vợ chồng nào khác lại tuyệt vời và
thương người như họ. Thế rồi trong một đêm, cô con gái lớn của họ uống rượu say,
khi lái xe về nhà đã lỡ gây tai nạn chết người. Cuộc sống của gỉa đình đó bị đảo lộn
đến chóng mặt. Cô con gái 17 tuổi đó bị vào tù 7 năm, trong khi gia đình mất hết mọi
thứ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, kể cả cửa hàng kinh doanh đang phát đạt.
Khi chia sẻ với các bạn về ví dụ này, tôi không muốn bàn luận trên phương diện đạo
đức hay giáo dục. Điều tôi muốn nói ở đây là nếu như gia đình ấy biết lập kế hoạch
tài chính thích hợp, và biết chọn hình thức kinh doanh khôn ngoan - thông qua việc sử
dụng công cụ bảo hiểm, tài sản ủy thác, công ty TNHH, hay công ty cổ phần, chắc
chắn họ sẽ không rơi vào tình trạng sụp đổ thê thảm về tiền bạc như thế.
TẠI SAO LẠI ĐÁNH THUẾ HAI LẦN?
Mọi người thường hỏi tôi, "Tại sao anh lại đề nghị hình thức công ty cổ phần thay
vì công ty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân? Tại sao anh lại muốn bị đánh thuế hai
lần?"