CHƯƠNG 41
Tại sao người giàu phá sản?
Tôi thường nghe mọi người nói, "Khi tôi kiếm được nhiều tiền, tôi sẽ
không còn gặp khó khăn về tiền bạc nữa." Trong thực tế, những vấn đề mới
về tiền bạc của họ chỉ mới bắt đầu. Một trong những lý do giải thích vì sao
có nhiều người mới phất lên lại bỗng nhiên trắng tay là bởi vì họ sử dụng
tiền theo những thói quen cũ khi gặp phải những khó khăn mới về tiền bạc.
Vào năm 1977, tôi khởi nghiệp kinh doanh lần đầu tiên trong sản xuất
mặt hàng các loại túi nylon có khóa Velcro. Như tôi đã đề cập trong những
chương trước, tài sản được tạo ra đã vượt khổ hơn những người tạo ra nó.
Một vài năm sau, tôi lại tạo ra một tài sản khác mà cũng phát triển nhanh
chóng và vượt quá khả năng kiểm soát của người tạo ra. Tôi lại đánh mất tài
sản đó của mình một lần nữa. Phải đến doanh nghiệp thứ ba mới làm cho tôi
mở mắt và thấm thía những lời khuyên, hướng dẫn của người bố giàu.
Người bố nghèo của tôi hoảng sợ trước những biến động thăng trầm dữ
dội của tôi về mặt tiền bạc. Người là một người bố rất thương yêu con cái,
cho nên ông cảm thấy rất đau lòng khi vừa mới chúc mừng đứa con yêu của
minh đang đứng trên đỉnh cao danh vọng, thì chẳng bao lâu sau lại phải an
ủi nó khi dứa con đó rớt xuống sự nghèo nàn túng thiếu. Thế nhưng người
bố giàu lại nhìn những điều đó bằng con mắt lạc quan và hy vọng. Người
nói, "Sau hai lần tạo ra tài sản và thất bại thảm hại như thế, con hãy nên nhớ
là hầu hết các triệu phú đều mất trung bình 3 công ty trước khi họ thắng
đậm. Còn con chỉ mất có hai công ty. Một người trung bình thì lại không
bao giờ mất một công ty nào cả, và đó là lý do tại sao 10% dân số kiểm soát
đến 90% tiền bạc."
Sau những câu chuyện của tôi về những trận thắng thua hàng triệu đô
trên thương trường và sân chơi đầu tư, mọi người thường hỏi tôi một câu