chip vi điện tử sẽ tăng gấp đôi. Ngày nay, nước Mỹ là siêu cường đứng đầu
thế giới, bởi vì nó đứng đầu trong ngành công nghệ và vũ khí quân sự.
Nếu nước Mỹ còn nấn ná trong cuộc chạy đua vũ trang, có thể sẽ trở
thành một quốc gia suy sụp như Liên Bang Xô Viết. Khi bức tường Berlin
sụp đổ vào năm 1989, các thị trường tư bản ở Mỹ nhanh chóng chuyển
mình vào thời đại Thông tin. Sự tự do trong thay đổi một cách nhanh chóng
chính là sức mạnh tài chính được mang lại từ một xã hội tư bản tự do. Nhật
và Anh không thể nào thay đổi bắt kịp nhanh như thế, bởi vì cả hai quốc gia
đó có quá nhiều vấn đề với hệ thống phong kiến còn tồn tại - đó chính là
hoàng gia, một cơ cấu đại diện của thời đại Nông nghiệp. Vô hình trung, cả
hai nước đều chờ sự chỉ đạo ban xuống từ hoàng gia. Có nghĩa là sự cải tổ
và đổi mới thường bị kềm hãm bởi những tư tưởng và thói quen truyền
thống. Thực tế đó cũng đúng với cá nhân và tập thể. Chúng ta đang sống
trong thời đại Thông tin, nên chúng ta cần cởi mở quan điểm và cách tư duy
của mình, đừng tự giới hạn mình trong những kiểu suy nghĩ cũ kỹ ấy.
2. Chiến tranh lạnh Toàn cầu hóa
Trọng lượng tên lửa Tốc độ modem
Khi bức tường Berlin sụp đổ, sức mạnh quyền lực của thế giới chuyển
từ trọng lượng các đầu đạn hạt nhân sang tốc độ của modem. Điều đáng
mừng là một máy modem có tốc độ cao rẻ hơn rất nhiều so với tên lửa. Tốc
độ quan trọng hơn trọng lượng.
3. Chiến tranh lạnh Toàn cầu hóa
Hai siều cường thống trị Không ai thống trị
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, có hai siêu cường thống trị thế giới: Hợp
Chủng Quốc Hoa Kỳ và Liên Bang Xô Viết. Ngày nay, mạng Internet đã
làm cho thế giới không còn ranh giới và hướng nhân loại đến một nền kinh
tế toàn cầu.