Quản lý nợ
NỢ TỐTVÀ NỢ XẤU
Có lẽ bạn đang tự hỏi tại sao quản lý nợ – thay vì thoát khỏi nợ – có thể là
bài học quan trọng trong một cuốn sách viết về làm giàu. Trước đây tôi có ý
nghĩ là người giàu không hề biết đến nợ nần là gì – và những từ như “giàu” và
“nợ” không thể nào đứng cùng một câu được, hay thậm chí trong cuộc đời
của một người.
Người cha nghèo của tôi làm việc vất vả cả đời cốt để thoát khỏi nợ nần.
Người cha giàu làm việc cực nhọc cả đời chỉ để dấn vào nợ. “Nếu con muốn
giàu có,” ông nói, “con phải phân biệt được nợ tốt và nợ xấu”.
NỀN TẢNG THẺTÍN DỤNG
Khi bạn nhận món quà sinh nhật là một khoản tiền mặt, điều đầu tiên bạn
làm gì? Vội vã chạy đến cửa hàng và tiêu ngay số tiền đó? Điều này giống
như một người nào đó bảo bạn đừng nghĩ tới từ “con voi”. Khó nhỉ? Tôi có
cảm giác là ngay khi tôi bảo bạn đ đến từ đó, thì từ đó đã nhảy ngay vào đầu
bạn. Tôi biết rằng bảo ai đó đừng có xài tiền có thể gây ra một phản ứng
tương tự.
Nếu bạn không thể chống lại cám dỗ mua những vật trang trí bé nhỏ và gặp
khó khăn trong việc giữ chặt tiền trong bóp, thì mua thẻ tín dụng càng làm
bạn gặp khó hơn khi muốn sử dụng tiền mặt. Với tiền mặt, bạn thật sự nhìn
thấy những hóa đơn. Ở quầy tính tiền mặt, bạn phải móc tiền ra khỏi bóp,
đếm, trả cho những món hàng, và nhận lại tiền thối. Với thẻ tín dụng, bạn chỉ
có mỗi việc là lấy ra tấm nhựa, đưa cho thu ngân hay người đứng sau quầy
hàng (hay bất cứ ai mà bạn có thể để cho quét qua máy) và ký tên. Thế thôi!
Thủ tục quá đơn giản, bạn khó lòng biết được bạn đang trả cho cái gì. Và điều